Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

Những lời khấn vái hôm nay

 Tháng giêng đúng là tháng ăn chơi thực. Đầu năm mới, thiên hạ nô nức rủ nhau đi du ngoạn khắp nơi. 

Có quá nhiều thứ để giải trí: Thưởng ngoạn danh lam thắng cảnh, tham dự các hội hè, đình đám... Nhưng nhiều nhất có lẽ vẫn là việc tham gia các lễ hội mang tính tâm linh (thường gắn liền với một công trình kiến trúc tôn giáo (như chùa chiền), tín ngưỡng (như đền đài, di tích lịch sử)). Lễ hội mở ra khắp mọi nơi và điều lạ là chỗ nào cũng “đông hơn hội”.

Ngày xưa phải vào chính hội mới đông. Bây giờ trước và sau ngày khai hội đã có không biết bao người rồng rắn đến lễ tạ, cầu tài cầu lộc... Âu cũng là một nguyện vọng, một nhu cầu cần thiết (bày tỏ ước nguyện, giải tỏa nỗi niềm, củng cố đức tin...) trong đời sống tinh thần đa dạng hiện nay.

Nhưng nếu lắng nghe những lời khấn vái của mọi người hôm nay, ta sẽ thấy có khá nhiều vấn đề cần bàn (trong ngôn từ của dân gian thập phương ở mọi nơi, mọi lúc). Đó là ước nguyện thỉnh cầu của một người nào đó (trong cõi thực) hướng tới một đấng siêu nhiên (như Phật Thích Ca Mâu Ni - theo đạo Phật; Chúa Jesus - theo đạo Thiên chúa; Thánh Allah - theo đạo Hồi...; hay ông bà tổ tiên; các vị thần đất, thần núi, thần sông; các danh nhân hiển thánh trong lịch sử...). Với đại đa số người dân Việt Nam, thì việc thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời.

Vì theo quan niệm xưa, những bậc tiền nhân đã khuất (ông bà, ông vải) thường rất linh thiêng, vẫn còn dõi theo mọi hoạt động của con cháu và vẫn còn có vai trò rất lớn với con cháu (bằng việc dùng sức mạnh siêu phàm tác động làm thay đổi - theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực - vào cuộc sống trần tục). “Các cụ” vẫn có thể có mặt ngay tức thì để nghe lời khẩn cầu của con cháu. Thắp hương là nghi thức đầu tiên,   tai game dien thoai   bắt buộc để thiết lập mối giao hòa giữa hai bên (người đã khuất và người đang sống). Sau đó, “đương sự” mới chắp tay kính cẩn vái (lạy theo nghi thức) và khấn (nói lời thỉnh cầu theo bài hoặc tự soạn).

Có điều, việc thắp hương là nghi thức chung cả cho cả những ai theo đạo Phật và việc thờ cúng theo tín ngưỡng dân gian. Hai bối cảnh này không đồng nhất. Vậy trước bàn thờ gia đình ta phải coi tổ tiên mới chính là người cần “đối thoại”. Ấy thế mà, hầu hết các bài khấn hiện nay (in thành sách nhiều loại hay lan truyền trên mạng) đều bắt đầu bằng "Nam mô A Di Đà Phật", hoặc nếu khấn thêm nhiều vị thần, nhiều thế lực siêu nhiên khác thì Đức Phật kia chắc chắn sẽ có mặt. Đây là một đoạn trong bài khấn đêm giao thừa năm nay: Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương; con kính lạy Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật; con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị tôn thần; con kính lạy cựu niên thiên quan: Sở Vương Hành khiển, Biểu Thiên tào hành binh chi thần cai quản năm Quý Tỵ; con cũng xin kính lạy ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.... Nay là phút giao thừa năm Quý Tỵ, tín chủ (chúng) con là..., ngụ tại nơi..., cúi xin các vị giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho gia đình chúng con sang một năm mới luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận, làm ăn phát đạt, mọi sự hanh thông, gặp được quý nhân, sở cầu như ý, sở nguyện tất thành, gia nội khang ninh, tử tôn hưng thịnh... Nam mô A Di Đà Phật...

Tổ hợp “Nam mô A Di Đà Phật” chỉ dùng trong giao tiếp lễ đường Phật giáo. Nhưng bây giờ xuất hiện trong mọi lời cầu khấn. Vào chùa lễ Phật đã đành, nhưng đến các đền thờ danh nhân (như   phim vo thuat   đền Trần, đền thờ An Dương Vương, đền Bà chúa Kho, đền Đô...) ai cũng nhất nhất đưa Phật ra cầu khấn. Như vậy là có sự nhầm lẫn đối tượng (không phân biệt tôn giáo với tín ngưỡng). Ở một số vùng theo đạo Thiên chúa, người ta luôn sắp hai bàn thờ riêng: Một bên thờ Chúa, một bên thờ ông bà tổ tiên.

Còn lời khấn thì đúng là “trăm hoa đua nở”, “trăm người trăm kiểu”. Có người dùng văn bản được chuẩn bị sẵn (đa số soạn theo bài, thường là tùy hứng, không dựa theo một xuất xứ tin cậy) mà chủ yếu dùng từ Hán Việt cổ, lạ và khó hiểu. Tín chủ cứ thế mang bài “copy” ra đọc, bất luận có hiểu nội dung ngữ nghĩa hay không. Có những người lại khấn “nôm na” tới mức dùng ngay khẩu ngữ đời thường: “Mời các cụ tổ tiên, thần Phật về ăn tết cùng con cháu. Nhà bận quá, các cụ thông cảm là các con chưa chuẩn bị đầy đủ được. Còn lôm côm quá. Thôi mời các cụ xơi rượu, ăn bánh trái rồi tranh thủ đi chơi mỗi nhà mỗi tí...”.

Họ khấn lấy được và dĩ nhiên không quên “nhắc” các cụ về bổn phận “phù hộ độ trì”, đem nhiều tiền tài phúc lộc về cho mình và người thân. Có nhiều vị còn kể lể về quà cáp đắt tiền, sản vật quý, rượu ngon... mà mình dâng hiến trên bàn thờ, mong “các cụ” ghi nhận, từ đấy mà có trách nhiệm phù hộ tương xứng, cứ y như một cuộc mặc cả giữa “người trần” với “người trời” kia vậy.

Tôn giáo, tín ngưỡng là một lĩnh vực của văn hóa tâm linh. Nhưng dù sao, cách giao tiếp nói năng ở đây vẫn phải tuân thủ với cách thức giao tiếp đời thường. Mọi lời lẽ phải đúng mực, phù hợp với phong cách trang trọng và phải đúng đối tượng. Không thể khấn bừa, khấn đại cho xong (với suy luận là có ai biết mình nói gì đâu, ngoài Trời Phật?). Lời nói với thần linh cũng cần phải hay, trong sáng, gần với cuộc sống, đúng với tấm lòng của mỗi người.


xem phim huyet trich tu

phim thái cực quyền online

xem phim alice pho Cheongdamdong online

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét