Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Du xuân Đền Gióng nhớ về lịch sử giữ nước

 Để tìm được những khoảnh khắc thư thái, tĩnh tâm trong tâm hồn và bỏ lại sau lưng những ồn ào xô bồ của chốn phồn hoa đô thị ở Thủ đô, khu di tích đền Gióng là địa điểm lý tưởng để có thể hòa mình và cảm nhận chút hương đồng gió nội, sự tĩnh tâm và thưởng ngoạn nét thâm nghiêm, cổ kính giữa khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. 

Quần thể di tích đền Gióng hay còn gọi Sóc Sơn nơi thờ Phù Đổng Thiên Vương, một trong tứ bất tử của dân tộc, trải từ chân núi lên đỉnh núi Vệ Linh thuộc địa bàn thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km về phía Tây Bắc.

Ngay khi vừa xuống yên ngựa (một con dốc cao phía trước Đền Gióng), du khách cảm thấy thích thú với một không gian xanh mát, huyền ảo với những dải núi trùng điệp ẩn sau làn sương mù cùng những đám mây như đang hòa quyện, ôm ấp trong những ngày giữa tháng giêng.

 Đền Thượng nơi thờ Phù Đổng Thiên Vương. 

Nơi đây, bốn mùa cây cối xanh tươi cùng những khóm tre ngà vàng óng, tương truyền là vũ khí giết giặc của Thánh Gióng, khiến không gian truyền thuyết lịch sử càng trở nên gần gũi. Những mái đền cong vút, cổ kính rêu phong của đền Trình, đền Mẫu, chùa Đại Bi và đền Thượng nằm sát dưới chân núi, ẩn mình dưới những cây cổ thụ trăm tuổi và được những dãy núi bao bọc phía sau như tô thêm vẻ tôn nghiêm, cổ kính mà vững chãi yên bình. Mùi khói hương cùng tiếng gõ mõ, tụng kinh của các thiền sư như thấm vào từng cành cây ngọn cỏ, cọ vào vách rừng khiến không khí tĩnh mịch trở nên linh thiêng.

Trong màn sương trắng đỉnh núi là nơi tọa lạc của chùa Non Nước (tên chữ là Sóc Thiên Vương Thiền Tự). Ngôi chùa là một trong những tâm điểm của quần thể di tích. Chùa được xếp vào hàng cổ nhất Việt Nam với pho tượng Phật tổ Như Lai đúc bằng đồng và cũng là một trong những kiệt tác lớn nhất trong tất   tai game dien thoai   cả các pho tượng phật liền khối ở Đông Nam Á. Ở độ cao hơn 110m so với chân núi, không gian chùa càng trở nên thanh khiết khoáng đạt giữa chốn thinh không. Không khí trong lành thanh tao thoáng đãng giữa rừng thông xanh cộng thêm tiếng chuông chùa ngân vang như tạo nên một không gian thiền hư ảo, lảng vảng sương khói. Phía trước chùa là một không gian bát ngát của ruộng đồng và những dãy núi xa xa. Khung cảnh tĩnh mịch này khiến những du khách vốn chỉ quen những tiếng ồn ào khói bụi và ô nhiễm phải ngỡ ngàng và được trải lòng hơn trước vẻ đẹp mênh mông nơi núi rừng.

 Tượng Phật tổ Như Lai trong chùa Non Nước. 

Trên đường xuống núi, du khách có thể dừng chân ghé qua thăm Học viện Phật giáo Việt Nam với tượng đài, thư viện, đại giảng đường, bảo tàng,... và được nghe tiếng chuông chùa, tiếng tụng kinh lan tỏa vang vọng vào núi rừng, chạm đến lòng người để rũ bớt bụi trần tìm về sự chay tịnh trong tâm thức với những phút lắng đọng với đời.

Lên yên ngựa và rẽ trái đi khoảng 5km theo chỉ dẫn, du khách được thử thách sự táo bạo của mình những khúc cua uốn lượn quanh co của những con đường trên núi Đá Chồng - đỉnh cao nhất của khu di tích để thăm tượng đài Thánh Gióng. Tượng cao 11,07m, phủ rộng 16m tái hiện hình ảnh Thánh Gióng thúc ngựa hướng về trời xanh đưa tay vẫy chào quê hương.

Thánh Gióng gắn liền với truyền thuyết cậu bé làng Phù Đổng đánh thắng giặc Ân, đem lại thái bình cho đất nước. Tục truyền rằng, sau khi đánh tan quân giặc, Ngài phi ngựa tới chân núi Sóc, cởi bỏ giáp trụ rồi cưỡi ngựa sắt bay về trời. Có thể nói đó là một trong những hình tượng đẹp đẽ và hào hùng nhất trong kho tàng truyền thuyết Việt. Cùng với truyền thuyết này, nơi đây còn gìn giữ nhiều di tích được cho là gắn với Thánh Gióng như cụm tre ngà, tảng đá có hình giống bàn chân người ở phía trước nơi dựng bia tám mặt. Và những hồ nước trong uốn lượn dưới chân núi mà dân địa phương tin rằng chúng được tạo nên từ những bước chân của ngựa thần khi lên đỉnh núi để về trời.

Theo   phim vo thuat   một số nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam, đây là nơi thể hiện tín ngưỡng thờ Sơn thần của nhân dân địa phương - nơi tụ khí thiêng trời đất mà các triều vua thường đến đây thụ khí, cầu đạo trước khi ra trận, thắng trận rồi sắc phong xây sửa...

Trải qua hơn 10 lần trùng tu, Quần thể khu di tích đền Sóc đã được Nhà nước xếp hạng là Di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1962. Cùng với các công trình kiến trúc lịch sử, hầu hết các tục trong lễ hội đền Sóc là vết tích có nguồn gốc rất xa xưa, phản ánh những quan niệm, triết lý của người Việt cổ từ thuở dựng nước (tương truyền là từ đời Hùng Vương thứ 6).

Thật hiếm có một không gian thơ mộng mang vẻ đẹp thanh tao như vậy tại Hà Nội. Vậy nhưng nơi đây cũng đã bắt đầu vương vấn những cám dỗ của cơ chế thị trường, những bẫy giăng, sự vẩn đục mà ta thường thấy ở những đền chùa đầu năm. Giá cả mặt hàng bị đội giá, ngày chính lễ ngày 6/1 âm lịch vẫn diễn ra tình trạng “cướp lộc”, và hàng loạt các trò chơi bịp của một số cá nhân tổ chức và rác thải vứt bừa bãi ở nhiều nơi. Những hình ảnh chưa đẹp này tại khu quần thể, người dân có thể dễ dàng bắt gặp, thậm chí trong thời gian dài nhưng dường như đơn vị quản lý lại chẳng hề thấy.

 Rác, đèn chất đống ngay gốc cây trước sân chùa. 

  

 Xe công tận dụng ngày nghỉ (ngày 2/3/2013) đến thăm Tượng Gióng. 

Thả mình với vẻ đẹp chốn thiền tự này du khách bỗng thấy thảng thốt lo ngại rằng nếu cứ để “phát triển tự nhiên” quần thể di tích Đền Gióng chẳng mấy chốc sẽ chẳng còn sự tĩnh mịch, thư thái và phóng khoáng mà khoác lên mình tấm áo thương mại, cùng đầy rẫy những nét xô bồ, chụp giật.


xem phim thai cuc quyen 2012

phim chan troi mo uoc

bo gia

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét