Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Năm 2013: Đà Nẵng đặt mục tiêu tăng trưởng 9,5-10%

(Chinhphu.vn)-Ngày 30/11, Thành ủy Đà Nẵng đã họp hội nghị lần thứ 10 (mở rộng) đánh giá tình hình kinh tế- xã hội, công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền thành phố năm 2012 và bàn phương hướng, nhiệm vụ , đề ra các biện pháp cụ thể thực hiện kế hoạch năm 2013.

Hội nghị Thành ủy Đà Nẵng lần thứ 10
- Ảnh: VGP/Tuyết Minh

Năm 2012, tăng trưởng GDP của Đà Nẵng ước đạt 9,1%; các lĩnh vực như du lịch, thương mại, xuất khẩu, vận tải, thông tin-truyền thông, thủy sản-nông lâm tăng trưởng khá, chương trình xây dựng nông thôn mới bước đầu đạt một số kết quả tích cực; sản xuất công nghiệp có dấu hiệu phục hồi; hoạt động đối ngoại sôi động.

Đặc biệt, công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, cải cách thủ tục hành chính, tiếp và giải quyết các bức xúc, khiếu nại của nhân dân được quan tâm đúng mức.

Lãnh đạo TP đã tiếp 9.242 lượt công dân, nhận 425 đơn khiếu nại tố cáo, 3.016 đơn kiến nghị; và đã giải quyết 197/209 đơn khiếu nại tố cáo và 1.988/2.036 đơn kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền.

Hội nghị đã thống nhất hướng phấn đấu các chỉ tiêu kinh tế-xã hội chủ yếu của Đà Nẵng trong năm 2013 là: GDP tăng từ 9,5 đến 10% ; giá trị sản xuất và các ngành dịch vụ tăng 14-15%; sản xuất thủy sản-nông-lâm nghiệp tăng 3-3,5%; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 13-14%; tổng thu ngân sách nhà nước ước 11.944,26 tỷ đồng; tổng vốn cho đầu tư phát triển khoảng 28.000 tỷ đồng; giải quyết việc làm mới cho trên 3 vạn lao động; tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm, theo chuẩn mới của TP giai đoạn 2013-2017, còn 6,93%.

Để đạt được các chỉ tiêu nói trên, Thành ủy Đà Nẵng chú trọng vào các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như: Tập trung phát triển mạnh các ngành dịch vụ theo đề án đã đề ra; hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh công tác đối ngoại, kinh tế đối ngoại, tăng cường thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tạo nguồn lực cho xây dựng và phát triển; thực hiện công tác quy hoạch gắn với sử dụng đất, tăng cường quản lý đầu tư xây dựng, quản lý đô thị, bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững...

Tuyết Minh


tai game dien thoai conggameviet

http://conggameviet.com/wp-content/themes/gamelords/images/conggameviet.jpg

 

my pham the face shop shoptainha

 

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

 

 

Nguồn: baodientu.chinhphu.vn

Đoàn Học viện Ngoại giao thăm, làm việc tại Italy

Theo phóng viên TTXVN tại Rome, Đoàn cán bộ nghiên cứu của Học viện Ngoại giao Việt Nam do Giám đốc Đặng Đình Quý dẫn đầu vừa có chuyến thăm, làm việc tại Italy từ ngày 26-28/11 nhằm trao đổi học thuật.
Quang cảnh buổi làm việc tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Italy. (Ảnh: Ngự Bình/Vietnam+)

Trong thời gian tại Italy, đoàn đã có buổi thảo luận bàn tròn với các vụ chức năng của Bộ Ngoại giao Italy, làm việc với Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Italy và có các cuộc trao đổi học thuật với Viện Nghiên cứu Các vấn đề quốc tế và Ban biên tập Tạp chí chính trị quốc tế Limes.
Tại các buổi làm việc, hai bên đã chia sẻ những phân tích, đánh giá về tình hình quốc tế và khu vực ASEAN, Liên minh châu Âu (EU) cũng như các thách thức hiện nay đối với cả hai khu vực.
Bên cạnh đó, hai bên còn dành nhiều thời gian trao đổi, đánh giá về kết quả của Hội nghị cấp cao Á-Âu (ASEM) đầu tháng 11 vừa qua tại Lào; Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 21, Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 7 mới kết thúc tại Campuchia; và tác động của các diễn biến mới này đến vai trò, vị thế của ASEAN cũng như vai trò, đóng góp của EU trong cấu trúc an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo đánh giá của các học giả tại những buổi làm việc, trong bối cảnh kinh tế châu Âu đang khó khăn và việc Mỹ thực thi chính sách “tái cân bằng” tại châu Á khiến EU ngày càng hợp tác tích cực hơn với các nước Đông Á, nhất là các nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam.
Hiện nay, EU nói chung và Italy nói riêng đang ngày càng có nhiều lợi ích đan xen tại khu vực Đông Nam Á. Italy có lợi ích và ngày càng quan tâm đến việc đảm bảo hòa bình, ổn định và tôn trọng luật pháp quốc tế tại khu vực Đông Nam Á.
Hai bên cũng tập trung đánh giá về khả năng thúc đẩy hợp tác ASEAN-EU nói chung và Việt Nam- Italy nói riêng trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, trên các diễn đàn đa phương và chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể như an ninh biển và những vấn đề an ninh phi truyền thống khác. Các trao đổi, thảo luận đã diễn ra trên tinh thần thẳng thắn, khoa học và đem lại nhiều kết quả, giúp hai bên có nhiều thông tin và đánh giá sát thực, mở ra nhiều hướng hợp tác mới.
Tại buổi làm việc với Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Italy, ông Đặng Đình Quý bày tỏ cảm ơn việc phía bạn đã dành những tình cảm tốt đẹp và ủng hộ Việt Nam trong quá trình đấu tranh giành độc lập trước đây cũng như trong công cuộc phát triển, xây dựng đất nước hiện nay.
Ông Đặng Đình Quý đã mời các hạ nghị sỹ Italy sang thăm Việt Nam để hiểu hơn về đất nước, con người Việt Nam và thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó giữa hai nước.
Về phần mình, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Italy Stefano Stefani tỏ ý vui mừng được đón tiếp Đoàn cán bộ nghiên cứu Học viện Ngoại giao Việt Nam và cho rằng chuyến thăm của đoàn rất có ý nghĩa, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước. Italy rất quan tâm tới quá trình phát triển và hội nhập cũng như những bước phát triển về kinh tế, xã hội của Việt Nam.
Một số hạ nghị sỹ thuộc đảng Dân chủ (PD) và đảng Nhân dân Tự do (PDL) cũng cho biết Italy mong muốn được hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong những lĩnh vực mà Italy có kinh nghiệm và có nhiều thế mạnh./.
Ngự Bình, P.Thành, Minh Đức/Rome (Vietnam+)

tai game dien thoai conggameviet

http://conggameviet.com/wp-content/themes/gamelords/images/conggameviet.jpg

 

my pham the face shop shoptainha

 

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

 

 

Nguồn: www.vietnamplus.vn

Susan Rice - Lựa chọn số 1 cho cương vị Ngoại trưởng Mỹ

Có thể nói, Susan Rice đang là cái tên sáng giá nhất trong danh sách đề cử chức ngoại trưởng của Tổng thống Barack Obama kể từ sau khi bà Hillary Clinton tuyên bố từ chức trong nhiệm kỳ sắp tới. Trước nay, người ta biết tới cái tên Susan Rice trên cương vị đại diện của Mỹ tại Liên Hiệp Quốc. Bà cũng luôn là người được chính quyền Mỹ chỉ định trong các cuộc đàm phán khó khăn như với Nga và Trung Quốc về các vấn đề từ trừng phạt Iran, hay làm việc với quân nổi dậy Libya và xử lý tình huống đối với vấn đề Syria…

Vị thế của bà Rice lại càng nổi bật hơn từ cuộc nổi dậy "mùa xuân Arập" khi Tổng thống Barack Obama chọn đi theo các chính sách đối ngoại mang tính lý tưởng hóa mà bà Rice là một trong những người đề xuất. Với những thay đổi tất yếu trong nội các nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Mỹ Obama, giờ đây người ta đang chờ đón "làn gió mới" mà người phụ nữ hòa trộn hai phẩm chất mềm dẻo và cứng rắn này có thể đem đến, không chỉ cho nước Mỹ mà còn cho cục diện chính trị ngoại giao toàn cầu.

Nữ chính khách "con nhà nòi"

Susan Rice sinh ngày 17/11/1964 trong một gia đình rất nổi tiếng và quyền lực của giới chính khách. Người cha Emmett J. Rice là giáo sư kinh tế thuộc Đại học Cornell, từng giữ cương vị Giám đốc Cục Dự trữ Liên bang, trong khi đó người mẹ Lois Dickson Fitt là một học giả chính sách giáo dục của Viện Nghiên cứu Brookings. Bởi vậy, cuộc sống của Rice ngập tràn hương vị chính trị cùng những cuộc tranh cãi sôi nổi về chính sách đối ngoại quốc gia trong mỗi bữa ăn.

Sự nghiệp học giả của người mẹ cho phép Rice tiếp cận những hình ảnh và thông tin rất quý giá về giới chính khách Mỹ, đồng thời là cơ duyên đưa Rice tới gặp cựu Ngoại trưởng Madeleine Albright. Cô gái trẻ quá may mắn khi được chú ý ngay từ thời sinh viên khi bà Albright tham gia lãnh đạo một trường đại học cùng với mẹ Rice.

Cha mẹ dạy Susan Rice rằng, không bao giờ được phân biệt chủng tộc và lợi dụng người khác để làm lợi cho bản thân. Sống trong một gia đình hoạt động chính trị, Rice luôn ấp ủ mơ ước trở thành thượng nghị sĩ đầu tiên ở Washington D.C, song lại bị ám ảnh bởi nỗi sợ mong manh về khát vọng viển vông của một cô gái yếu đuối. Rice cũng lo ngại rằng những thành công tương lai của bà sẽ bị lãng quên hoặc không được thừa nhận bởi lẽ dư luận sẽ nghi ngờ động cơ chính trị thực sự của bà một khi Rice trót "tích cực thái quá" trong chính phủ. Người phụ nữ này có một điểm đặc biệt: Rice sợ sự chia ly. Cái chết của người cha năm 2011 khiến Rice nhận ra nỗi ám ảnh, và tự nhủ phải sống mạnh mẽ để áp lực tâm lý không thể đánh bại một người phụ nữ mạnh mẽ từng được cha mẹ yêu thương hết mực.

Rice theo học tại một trường tư thục ở Washington , và được lựa chọn là sinh viên ưu tú của toàn khóa đọc diễn văn trong lễ tốt nghiệp. Bà luôn xuất sắc trong mọi hoạt động ngoại khóa cũng như kết quả học tập, thể hiện rõ thiên hướng chính trị khi đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội Sinh viên. Rice nhận bằng tốt nghiệp loại xuất sắc, được Đại học Rhodes tài trợ học bổng tiến sĩ toàn phần và trở nên nổi tiếng sau khi được kết nạp vào Phi Beta Kappa - Hiệp hội học thuật hàng đầu và danh tiếng nhất nước Mỹ. Rice rất am hiểu về Nhà Trắng vì bà là học giả chuyên nghiên cứu về các đời tổng thống Mỹ, và đặc biệt yêu thích Tổng thống Harry Truman.

Susan Rice là lựa chọn hàng đầu của Tổng thống Obama cho cương vị Ngoại trưởng Mỹ.

Trải nghiệm quan trọng nhất đưa Rice vào "mắt xanh" của giới chính khách là cơ hội tiếp quản vị trí Giám sát Hòa bình ở Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ dưới thời Tổng thống Clinton . Tuy nhiên, những nhiệm vụ ban đầu khiến Rice khiếp sợ bởi lẽ bà phải đi thị sát nhiều khu vực "kinh khủng và ngoài sức tưởng tượng". Còn nhớ, chuyến thăm "vương quốc diệt chủng" Rwanda phải chứng kiến cảnh tượng hàng nghìn xác chết đang phân hủy bên ngoài một nhà thờ đã khiến Rice ngạt thở và khiếp sợ. Và dường như trong bà nặng thêm trách nhiệm trong việc tuyên truyền bảo vệ hòa bình - nhân quyền trên thế giới.

"Đó là cảnh tượng kinh khủng nhất đời tôi. Nó khiến tôi phát hoảng nhưng đồng thời cho tôi niềm tin về trách nhiệm của bản thân. Sự thật ở Rwanda giúp tôi nhận ra một điều: chúng ta cần phải quyết tâm vì công bằng và những quyền chính đáng của chính chúng ta…". Susan Rice rút ra nhiều bài học quý giá khi làm việc ở Hội đồng An ninh, tiếp tục phát huy tối đa năng lực chính trị khi làm trợ lý đặc biệt của Tổng thống Clinton và Cố vấn về các vấn đề châu Phi năm 1995.

Mềm dẻo pha trộn với cứng rắn

Rice vốn chưa bao giờ lọt vào tầm ngắm của giới cầm quyền, thậm chí còn từng bị liệt vào danh sách "những chính trị gia xã hội yếu kém". Tuy nhiên, nhờ sự hậu thuẫn rất lớn của "người bạn gia đình lâu năm" Albright nên Rice bắt đầu gây dựng được chút ảnh hưởng cá nhân. Rice được cựu Ngoại trưởng Albright tiến cử vào vị trí Thứ trưởng Các vấn đề về châu Phi năm 1997 và trở thành thứ trưởng trẻ nhất nước Mỹ. Quyết định này vấp phải sự phản đối kịch liệt từ các chính trị gia "lão làng" vì họ cho rằng Rice vẫn còn "lơ ngơ, trẻ người non dạ". Có người phỏng đoán Rice sẽ bị các đồng nghiệp nam lấn lướt hoàn toàn, thậm chí bà không được tôn trọng và chẳng khác nào bù nhìn rơm trong chính phủ.

Tất nhiên mọi dự đoán đều sai khi Susan Rice bộc lộ phong cách lãnh đạo rất cương trực, quyết đoán và khả năng thu hút đồng nghiệp bằng năng lực thuyết phục của một diễn giả tài năng. "Nhân viên không có lựa chọn nào khác ngoài việc hợp tác với tôi theo cung cách chuyên nghiệp tôi đề ra. Tôi đại diện nước Mỹ và xứng đáng được tôn trọng vì những cống hiến cho nước Mỹ". Cho dù còn phải chịu nhiều nghi ngờ vô cớ từ dư luận nhưng Rice vẫn tỏ rõ uy lực, thuyết phục người khác phải lắng nghe, chấp thuận và cảm phục năng lực lãnh đạo của một người trẻ tuổi.

Susan Rice cũng từng làm việc cho chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Kerry và Thống đốc bang Massachusetts Michael Dukakis. Bà nổi tiếng với tính cách mạnh mẽ và rất nhiệt thành ủng hộ chính sách đối ngoại của ông Obama trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc. Rice chủ trương tán thành việc Mỹ hỗ trợ các nhóm nổi dậy ở Libya chống Gaddafi, và nhiều người cho rằng chính bà đã có tác động lớn trong việc khiến các thành viên Hội đồng Bảo an thông qua một nghị quyết cho phép quốc tế hành động.

Tổng thống Obama luôn khen ngợi bà Rice làm việc hết sức mẫu mực, thể hiện sự khéo léo, tài năng, sự bền bỉ và uyển chuyển trong công việc. Theo Leslie Gelb, nhà phân tích trên tờ Daily Beast, "sự pha trộn giữa mềm dẻo và cứng rắn của bà Susan Rice rất phù hợp với ghế ngoại trưởng". Chính bà là người đã đưa ra các dự thảo nghị quyết trừng phạt và can thiệp Libya, góp phần khiến chúng được thông qua tại Liên Hiệp Quốc dù thời điểm đó, chính quyền của Tổng thống Barack Obama có vẻ miễn cưỡng hành động và bản thân ông Obama từng tuyên bố đây không phải là vấn đề lợi ích an ninh quốc gia cốt lõi của nước Mỹ.

Rice tiếp quản vị trí thuộc Ban chính sách đối ngoại của Học viện Brookings - một tổ chức phi lợi nhuận đóng trụ sở tại Washington D.C năm 2002. Bà tiến hành những cuộc điều tra độc lập, từ đó đề xuất những sáng kiến cho chính phủ về mảng đối ngoại của Mỹ. Rice nắm rõ tình hình của từng bang và những đe dọa an ninh quốc gia, hiểu cách thức hoạt động của khủng bố và các nhóm cực đoan. Bà được ông Barack Obama mời về làm cố vấn cấp cao trong chiến dịch tranh cử năm 2008 và sau đó trở thành Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc.

Sự nghiệp chính trị của Susan Rice khiến nhiều người liên tưởng tới Condoleezza Rice, Ngoại trưởng Mỹ dưới thời Tổng thống Bush. Hai nữ chính trị gia gốc Phi là những chuyên gia đối ngoại hàng đầu, từng một thời tỏa sáng ở đại học với những tấm bằng xuất sắc cùng thành tích hoạt động đáng khâm phục. Tuy nhiên, hai bà Rice lại không hề có liên quan gia đình với nhau. Sự nhầm lẫn thú vị này thường xuyên xảy ra đến mức nghị sĩ đảng Dân chủ truyền tai nhau câu nói vui rằng: "Bậc tiền bối có bà Rice của họ, hậu bối chúng ta cũng có bà Rice của riêng chúng ta".

Còn nhiều chông gai

Để trở thành ngoại trưởng tiếp theo, ngoài việc nhận được sự đề cử của Tổng thống Obama, bà Rice còn cần giành được 60 phiếu ủng hộ ở Thượng viện. Tuy nhiên, đây sẽ là cửa ải không dễ dàng đối với bà vì nhiều thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đã tuyên bố "sẽ làm mọi điều trong khả năng để ngăn cản bà Rice trở thành Ngoại trưởng Mỹ". Giới chính khách cũng nghi ngờ năng lực thực sự của Susan Rice bằng cách so sánh với những người tiền nhiệm. Họ đang nỗ lực để ngăn chặn việc một phụ nữ "yếu đuối và mờ nhạt" sẽ ngồi vào chiếc ghế ngoại trưởng đầy trách nhiệm.

"Tôi cho rằng Susan Rice sẽ khó lòng chiến thắng nếu không được những nhân vật quyền lực khác trợ giúp. Tôi sẽ không bỏ phiếu cho Rice nếu Thượng viện không điều tra kỹ lưỡng về tư cách và hoạt động chính trị của Rice một cách công khai nhất", nghị sĩ John McCain cho biết.

Năm 2002, tờ Washington Post tiết lộ: Bà Rice cùng cộng sự đã phá hủy cơ hội quý giá để vô hiệu hóa hoạt động của Bin Laden khi trùm khủng bố này ở Sudan giai đoạn những năm 1996-1997. Theo đó, phía Chính phủ Sudan và cựu Ngoại trưởng Albright đã sẵn sàng hợp tác tình báo nhằm tiêu diệt căn cứ của Bin Laden, tuy nhiên Rice lại bất ngờ yêu cầu Cố vấn An ninh quốc gia Sandy Berger bác bỏ mọi tuyên bố của bà Alright khiến thỏa hiệp rơi vào trạng thái "chờ" vô thời hạn.

Quả thực, các chính trị gia "đại thụ" phần lớn phủ quyết ý kiến đưa Rice vào vị trí của Hillary Clinton vì vấn đề năng lực và kinh nghiệm. Họ cho rằng, bà Rice mắc bệnh ảo tưởng, không nhận được lòng tin dư luận, đồng thời sở hữu phong cách lãnh đạo yếu kém và đánh giá thiếu chín chắn. Susan Rice do đó thích hợp làm một nhà hoạt động chính trị hơn là đại diện ngoại giao của Mỹ. Đặc biệt, sau sự kiện đại sứ Mỹ tại Benghazi bị ám sát hôm 11/9/2012, khả năng bổ nhiệm bà Rice cũng bị tác động phần nào.

Rice đã mô tả đây là một cuộc nổi dậy đơn thuần của những người biểu tình sau khi bộ phim phỉ báng đạo Hồi bị phát hiện tại Mỹ. Mặc dù chỉ dựa trên các kết luận của Cơ quan Tình báo Mỹ vào thời điểm đó, nhưng cá nhân bà vẫn không thể tránh khỏi chỉ trích không tiếc lời từ phía đảng Cộng hòa vì cách chính quyền Obama xử lý tình huống. Qua đó, giới chính khách bắt đầu bày tỏ sự lo ngại về năng lực và kinh nghiệm lãnh đạo của Susan Rice khi cho rằng, bà chỉ làm tốt nhiệm vụ của một nhà hoạt động chính trị thay vì một đại diện ngoại giao quốc gia.

Rice còn bị "tê liệt" vì vụ thảm sát ở Benghazi, chịu chỉ trích gay gắt từ Thượng nghị sĩ John McCain về phát biểu thiếu suy nghĩ trước cái chết của Đại sứ Chris Stevens và ba người dân Mỹ. Tuy nhiên, ngày 14/11 vừa qua, trong buổi họp báo đầu tiên kể từ khi tái đắc cử, ông Obama đã bảo vệ Susan Rice khi thẳng thừng yêu cầu John McCain chấm dứt "thêm dầu vào lửa" vì mọi phát biểu của bà Rice được dựa trên những thông tin tốt và chính xác nhất thời điểm đó.

Thậm chí Tổng thống còn giận dữ tuyên bố: "Nếu Thượng nghị sĩ McCain và những người khác muốn cản trở ai đó, họ sẽ phải qua cửa ải của tôi trước đã. Và tôi rất hân hạnh được tranh luận với họ".

Giới phân tích cho rằng, qua việc bảo vệ trên, ông Obama dường như đang quyết tâm cân nhắc đưa bà Rice vào vị trí của Ngoại trưởng Hillary Clinton. Bởi lẽ với Tổng thống, Susan Rice là kiến trúc sư chiến lược hành động Mỹ đã được lựa chọn trong nhiều vấn đề chiến sự quan trọng. Hình ảnh nhân vật này khá ghê gớm trên chính trường Mỹ, phản ánh tư chất một nhà lý luận chính trị của quốc gia theo đuổi mục tiêu bá chủ địa cầu.

Tuy nhiên, ưu tiên của ông Obama đang làm khó người Nga. Một nguồn tin giấu tên từ Bộ Ngoại giao Nga nói rằng Moskva coi Susan Rice là mẫu người quá tham vọng và hiếu chiến, có thể làm cho quan hệ ngoại giao giữa Washington và Moskva khó khăn. Trong bối cảnh này, phía Nga có vẻ ưu ái đối thủ lớn nhất của bà Rice là Thượng nghị sĩ bang Massachusetts John Kerry cho vị trí ngoại trưởng.

Về vấn đề này, bà Malou Innocent, một nhà phân tích chính sách ngoại giao của Viện Cato ở Washington , cho biết: "Vẫn còn rất nhiều câu hỏi chưa được giải đáp xoay quanh những mâu thuẫn về năng lực của Susan Rice. Dù vậy, bà ấy vẫn là ứng viên hàng đầu cho chức vụ ngoại trưởng và chúng ta cần phải chờ xem điều gì sẽ xảy ra trong quá trình chuẩn thuận ở Thượng viện trong thời gian sắp tới"…


tai game dien thoai conggameviet

http://conggameviet.com/wp-content/themes/gamelords/images/conggameviet.jpg

 

my pham the face shop shoptainha

 

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

 

 

Nguồn: antg.cand.com.vn

Vinamilk tuyên truyền Luật bảo vệ người tiêu dùng

Bà Bùi Thị Hương, Giám đốc đối ngoại Vinamilk giới thiệu quy trình sản xuất sữa tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay của công ty

Vừa qua, Cty CP sữa Việt Nam (Vinamilk) phối hợp với Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) tỉnh Khánh Hòa tổ chức hội thảo “Tuyên truyền Luật BVQLNTD và tư vấn sử dụng và bảo quản sữa Vinamilk”. Hơn 600 đại biểu đại diện cho các ban ngành, đoàn thể và người tiêu dùng tại Khánh Hòa đã tới dự.

Theo bà Bùi Thị Hương, Giám đốc đối ngoại Cty Vinamilk, thời gian qua cơ quan thông tin đại chúng phản ánh hiện tượng một số đối tượng tìm đến các đại lý bán sữa, trường học tại một số tỉnh, thành như Khánh Hòa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Thọ… tung tin đồn bất thường về sữa giả, sữa kém chất lượng… khiến nhiều người tiêu dùng hoang mang. Đáng nói là các địa chỉ mà những người tung tin đồn nhắm đến đều là những đại lý bán sữa của những thương hiệu lớn, uy tín trong nước. Vì vậy, Vinamilk đã phối hợp với Hội BVQLNTD Khánh Hòa tổ chức hội thảo, nhằm giúp NTD hiểu hơn về luật BVNTD và biết thêm về công nghệ sản xuất sữa tiên tiến hiện nay, tránh bị hoang mang khi nghe tin đồn thất thiệt.

Hội thảo cũng giới thiệu với người tiêu dùng về công nghệ sản xuất sữa tiệt trùng UHT, đây là công nghệ chế biến sữa tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay. Nguyên tắc căn bản của công nghệ này là nhiệt độ sản phẩm lên tới 138 - 140 o C trong thời gian ngắn khoảng 4 - 6 giây, sau đó làm lạnh nhanh ở 25 o C. Chính nhờ quy trình xử lý nhiệt độ cao và làm lạnh cực nhanh đã giúp tiêu diệt hết vi khuẩn có hại, các loại nấm men, nấm mốc… đồng thời giữ lại tối đa các chất dinh dưỡng và mùi vị tự nhiên của sản phẩm. Sữa thành phẩm sau đó được đóng gói trong bao bì giấy tiệt trùng 6 lớp trong môi trường hoàn toàn vô trùng. Nhờ vậy giúp ngăn 100% ánh sáng và vi khuẩn có hại từ không khí xâm nhập vào.

Toàn bộ quy trình chế biến và đóng gói trên đều diễn ra trong môi trường hoàn toàn tiệt trùng, tự động hóa. Ngoài ra, nguồn nguyên liệu sữa bò tươi mà Vinamilk sử dụng hiện nay hoàn toàn sạch, có chất lượng cao và được vắt từ những cá thể bò khỏe mạnh, được bảo quản với quy trình nghiêm ngặt…

Bà Nguyễn Thị Trang, Phó chủ tịch Hội BVQLNTD Khánh Hòa cho biết thêm, ngoài các sản phẩm khác xuất hiện trên thị trường, theo khảo sát của Hội, tại Khánh Hòa, các sản phẩm sữa của Vinamilk, đặc biệt sữa chua Vinamilk được người tiêu dùng rất tin cậy và sử dụng rất nhiều… Tuy nhiên, hiện người tiêu dùng, nhất là những bà mẹ trẻ vẫn chưa hiểu được hết các sản phẩm, công dụng sản phẩm, cũng như cách bảo quản sản phẩm… Do đó, chúng tôi mong rằng trong thời gian tới, ngoài Vinamilk, sẽ còn nhiều doanh nghiệp khác cùng phối hợp với chúng tôi để tuyên truyền, phổ biến đến người tiêu dùng luật BVNTD và những thông tin về sản phẩm để an tâm trước những tin đồn thất thiệt.


tai game dien thoai conggameviet

http://conggameviet.com/wp-content/themes/gamelords/images/conggameviet.jpg

 

my pham the face shop shoptainha

 

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

 

 

Nguồn: nongnghiep.vn

Phấn đấu đưa Hà Nội thành trung tâm kinh tế khu vực

KTĐT - Để hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT) phát triển, Hà Nội cần đẩy mạnh hơn hoạt động hợp tác. Đó là ý kiến của các nhà khoa học tại Hội thảo Phát triển bền vững đối ngoại kinh tế của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020, do UBND TP Hà Nội tổ chức ngày 28/11.
Nhiều khó khăn

Sau hơn 5 năm ra nhập WTO, hội nhập KTQT sâu rộng đã giúp Hà Nội phát triển kinh tế, mở rộng thị trường. Tổng sản phẩm GDP giai đoạn 2007 - 2012 tăng 10,8%/năm, gấp 1,5 lần và chiếm 13% GDP cả nước; Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp, giảm nông nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, TP gặp không ít khó khăn. Mặc dù có nhiều thế mạnh nhưng chỉ số hoạt động KTQT có thời điểm đứng thứ 2 - 3 cả nước. Trong 11 tháng năm 2012, Hà Nội chỉ xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá gần 9,2 tỷ USD nhưng kim ngạch nhập khẩu lên đến 22,1 tỷ USD.


Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu phát biểu tại hội thảo.Ảnh: Hoài Nam


Mặc dù hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được chú trọng nhưng hầu hết vốn FDI tập trung vào các lĩnh vực nhanh chóng thu lợi nhuận như bất động sản, thiếu các dự án công nghệ cao, môi trường, nông nghiệp. Vẫn còn tình trạng DN nước ngoài đăng ký vốn đầu tư với số lượng lớn nhưng chậm thực hiện giải ngân. Hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế chưa tạo được điểm nhấn riêng, chất lượng hoạt động du lịch còn thấp so với thế giới.

GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp FDI phản ánh: Việc triển khai các khu công nghệ (KCN) chất lượng cao để thu hút vốn FDI của TP quá chậm. Chẳng hạn KCN cao Láng - Hòa Lạc đã được triển khai xây dựng cách đây hơn 10 năm nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành, điều này đã khiến nhiều DN nước ngoài ngại không muốn đầu tư vào Hà Nội.

Khắc phục cách nào?

Để khắc phục những khó khăn nêu trên, TS Nguyễn Đình Dương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển KT - XH Hà Nội cho rằng: TP nên đẩy mạnh hợp tác với Thủ đô các nước, tổ chức quốc tế liên đô thị… Từ đó, mở rộng quan hệ thương mại, du lịch, thu hút FDI, mở rộng thị trường XK. Bên cạnh đó, cần cải thiện môi trường đầu tư, rà soát, bãi bỏ, sửa đổi các chính sách chưa phù hợp với cam kết hội nhập KTQT; có chính sách hỗ trợ, nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của Hà Nội; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại - du lịch…

Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Sửu cho rằng, Hà Nội nên đẩy mạnh hơn nữa hoạt động hợp tác với các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các địa phương trong cả nước. Đặc biệt chú trọng tới các tỉnh trong hành lang kinh tế Việt - Trung. Theo nhiều đại biểu, UBND TP cần tạo điều kiện cho các tổ chức, tập đoàn quốc tế, nhất là ngành ngân hàng mở chi nhánh tại Hà Nội, từ đó xây dựng Thủ đô thành trung tâm giao dịch quốc tế về tài chính, ngân hàng; đẩy mạnh thu hút đầu tư vào du lịch - giải trí kết hợp nghỉ dưỡng và các ngành công nghệ cao.

Tại Hội thảo, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Công Soái khẳng định: Thời gian tới, bên cạnh việc tăng cường thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao cũng cần hạn chế đến mức tối đa việc cấp phép đầu tư các DN sử dụng công nghệ thấp, trung bình, các sở, ban, ngành cần đẩy mạnh công tác dự báo kinh tế thế giới, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn. TP đang xây dựng các chương trình hỗ trợ DN Thủ đô nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm. Đây là cơ sở để từng bước hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển kinh tế ngoại thành chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thuần túy sang sản xuất nông sản chất lượng cao.

Nhằm thúc đẩy hoạt động hợp tác KTQT, bên cạnh việc đẩy mạnh cải cách hành chính, trong thời gian tới, UBND TP Hà Nội sẽ xây dựng các danh mục dự án kêu gọi đầu tư, đề ra cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

tai game dien thoai conggameviet

http://conggameviet.com/wp-content/themes/gamelords/images/conggameviet.jpg

 

my pham the face shop shoptainha

 

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

 

 

Nguồn: www.ktdt.com.vn

Kinh tế đối ngoại thúc đẩy sự phát triển Thủ đô

(HNM) - Chiều 28-11, TP Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học "Phát triển bền vững kinh tế đối ngoại của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020".



Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Công Soái nhấn mạnh, kinh tế đối ngoại Thủ đô mang tính đặc thù, không chỉ là đối ngoại với tư cách một thành phố mà đối ngoại mang tầm vóc quốc gia, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ đối ngoại chung của cả nước. Trong đó, đối ngoại kinh tế là trụ cột quan trọng trong ba trụ cột của công tác đối ngoại, đó là đối ngoại chính trị, kinh tế và văn hóa.

Theo đánh giá của UBND TP Hà Nội, kinh tế đối ngoại thời gian qua đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển Thủ đô. Tính từ năm 2007 đến 2011, Hà Nội thu hút được 1.566 dự án FDI với vốn đầu tư đăng ký khoảng 8.858 triệu USD. Công nghiệp phát triển có chọn lọc, tập trung vào các ngành có trình độ công nghệ cao như điện tử, tin học, viễn thông, công nghệ sinh học, cơ khí chính xác và vật liệu mới.

Tại hội thảo, nhiều nhà nghiên cứu, quản lý cho rằng, thời gian qua quá trình hội nhập cũng có nhiều tác động dẫn tới hậu quả không mong muốn. Nền kinh tế nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng dễ bị tổn thương trước nhiều biến động của kinh tế thế giới. Nhiều doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt, tiềm ẩn rủi ro. Tình trạng nhập khẩu và nhập siêu tăng cao đe dọa kinh tế vĩ mô. Theo quan điểm của nhiều nhà khoa học, để thu hút kinh tế dài hơi, Hà Nội cần có một chính sách đặc thù; những dự án công nghệ cao, công nghệ sạch cần đặc biệt ưu đãi. Các loại công nghiệp khác nên chuyển đi các tỉnh, thành phụ cận. Hà Nội cần hình thành các khu đô thị chuyên biệt, liên hoàn, đầu tàu chuyên sản xuất một số mặt hàng chủ lực…


tai game dien thoai conggameviet

http://conggameviet.com/wp-content/themes/gamelords/images/conggameviet.jpg

 

my pham the face shop shoptainha

 

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

 

 

Nguồn: hanoimoi.com.vn

Susan Rice - lựa chọn số 1 cho ghế Ngoại trưởng Mỹ

Trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Mỹ Barack Obama, người ta chờ đón "làn gió mới" mà người phụ nữ hòa trộn hai phẩm chất mềm dẻo và cứng rắn mà bà Rice có thể đem đến, không chỉ cho nước Mỹ mà còn cho cục diện chính trị ngoại giao toàn cầu.

Có thể nói Susan Rice đang là cái tên sáng giá nhất trong danh sách đề cử chức ngoại trưởng của Tổng thống Barack Obama kể từ sau khi bà Hillary Clinton tuyên bố từ chức trong nhiệm kỳ sắp tới.

Trước nay, người ta biết tới cái tên Susan Rice trên cương vị đại diện của Mỹ tại Liên Hợp Quốc. Bà cũng luôn là người được chính quyền Mỹ chỉ định trong các cuộc đàm phán khó khăn như với Nga và Trung Quốc về các vấn đề từ trừng phạt Iran, hay làm việc với quân nổi dậy Libya và xử lý tình huống đối với vấn đề Syria…Vị thế của bà Rice lại càng nổi bật hơn từ cuộc nổi dậy "Mùa xuân Arab" khi Tổng thống Barack Obama chọn đi theo các chính sách đối ngoại mang tính lý tưởng hóa mà bà Rice là một trong những người đề xuất.

Susan Rice là lựa chọn hàng đầu của Tổng thống Obama cho cương vị Ngoại trưởng Mỹ. Ảnh:MSN
Nữ chính khách "con nhà nòi"

Susan Rice sinh ngày 17/11/1964 trong một gia đình rất nổi tiếng và quyền lực của giới chính khách. Người cha Emmett J. Rice là giáo sư kinh tế thuộc Đại học Cornell, từng giữ cương vị Giám đốc Cục Dự trữ Liên bang, trong khi đó người mẹ Lois Dickson Fitt là một học giả chính sách giáo dục của Viện Nghiên cứu Brookings. Bởi vậy, cuộc sống của Rice ngập tràn hương vị chính trị cùng những cuộc tranh cãi sôi nổi về chính sách đối ngoại quốc gia trong mỗi bữa ăn.

Sự nghiệp học giả của người mẹ cho phép Rice tiếp cận những hình ảnh và thông tin rất quý giá về giới chính khách Mỹ, đồng thời là cơ duyên đưa Rice tới gặp cựu Ngoại trưởng Madeleine Albright. Cô gái trẻ quá may mắn khi được chú ý ngay từ thời sinh viên khi bà Albright tham gia lãnh đạo một trường đại học cùng với mẹ Rice.

Cha mẹ dạy Susan Rice rằng, không bao giờ được phân biệt chủng tộc và lợi dụng người khác để làm lợi cho bản thân. Sống trong một gia đình hoạt động chính trị, Rice luôn ấp ủ mơ ước trở thành thượng nghị sĩ đầu tiên ở Washington D.C, song lại bị ám ảnh bởi nỗi sợ mong manh về khát vọng viển vông của một cô gái yếu đuối. Rice cũng lo ngại rằng những thành công tương lai của bà sẽ bị lãng quên hoặc không được thừa nhận bởi lẽ dư luận sẽ nghi ngờ động cơ chính trị thực sự của bà một khi Rice trót "tích cực thái quá" trong chính phủ. Người phụ nữ này có một điểm đặc biệt: Rice sợ sự chia ly. Cái chết của người cha năm 2011 khiến Rice nhận ra nỗi ám ảnh, và tự nhủ phải sống mạnh mẽ để áp lực tâm lý không thể đánh bại một người phụ nữ mạnh mẽ từng được cha mẹ yêu thương hết mực.

Rice theo học tại một trường tư thục ở Washington, và được lựa chọn là sinh viên ưu tú của toàn khóa đọc diễn văn trong lễ tốt nghiệp. Bà luôn xuất sắc trong mọi hoạt động ngoại khóa cũng như kết quả học tập, thể hiện rõ thiên hướng chính trị khi đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội Sinh viên. Rice nhận bằng tốt nghiệp loại xuất sắc, được Đại học Rhodes tài trợ học bổng tiến sĩ toàn phần và trở nên nổi tiếng sau khi được kết nạp vào Phi Beta Kappa - Hiệp hội học thuật hàng đầu và danh tiếng nhất nước Mỹ. Rice rất am hiểu về Nhà Trắng vì bà là học giả chuyên nghiên cứu về các đời tổng thống Mỹ, và đặc biệt yêu thích Tổng thống Harry Truman.

Trải nghiệm quan trọng nhất đưa Rice vào "mắt xanh" của giới chính khách là cơ hội tiếp quản vị trí Giám sát Hòa bình ở Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ dưới thời Tổng thống Clinton. Tuy nhiên, những nhiệm vụ ban đầu khiến Rice khiếp sợ bởi lẽ bà phải đi thị sát nhiều khu vực "kinh khủng và ngoài sức tưởng tượng". Còn nhớ, chuyến thăm "vương quốc diệt chủng" Rwanda phải chứng kiến cảnh tượng hàng nghìn xác chết đang phân hủy bên ngoài một nhà thờ đã khiến Rice ngạt thở và khiếp sợ. Và dường như trong bà nặng thêm trách nhiệm trong việc tuyên truyền bảo vệ hòa bình - nhân quyền trên thế giới.

"Đó là cảnh tượng kinh khủng nhất đời tôi. Nó khiến tôi phát hoảng nhưng đồng thời cho tôi niềm tin về trách nhiệm của bản thân. Sự thật ở Rwanda giúp tôi nhận ra một điều: chúng ta cần phải quyết tâm vì công bằng và những quyền chính đáng của chính chúng ta…". Susan Rice rút ra nhiều bài học quý giá khi làm việc ở Hội đồng An ninh, tiếp tục phát huy tối đa năng lực chính trị khi làm trợ lý đặc biệt của Tổng thống Clinton và Cố vấn về các vấn đề châu Phi năm 1995.

Mềm dẻo pha trộn với cứng rắn
Bà Rice từng giữ chức Thứ trưởng các vấn đề châu Phi, đại sứ của Mỹ tại Liên Hợp Quốc. Ảnh:Washingtontimes

Rice vốn chưa bao giờ lọt vào tầm ngắm của giới cầm quyền, thậm chí còn từng bị liệt vào danh sách "những chính trị gia xã hội yếu kém". Tuy nhiên, nhờ sự hậu thuẫn rất lớn của "người bạn gia đình lâu năm" Albright nên Rice bắt đầu gây dựng được chút ảnh hưởng cá nhân. Rice được cựu Ngoại trưởng Albright tiến cử vào vị trí Thứ trưởng Các vấn đề về châu Phi năm 1997 và trở thành thứ trưởng trẻ nhất nước Mỹ. Quyết định này vấp phải sự phản đối kịch liệt từ các chính trị gia "lão làng" vì họ cho rằng Rice vẫn còn "lơ ngơ, trẻ người non dạ". Có người phỏng đoán Rice sẽ bị các đồng nghiệp nam lấn lướt hoàn toàn, thậm chí bà không được tôn trọng và chẳng khác nào bù nhìn rơm trong chính phủ.

Tất nhiên mọi dự đoán đều sai khi Susan Rice bộc lộ phong cách lãnh đạo rất cương trực, quyết đoán và khả năng thu hút đồng nghiệp bằng năng lực thuyết phục của một diễn giả tài năng. "Nhân viên không có lựa chọn nào khác ngoài việc hợp tác với tôi theo cung cách chuyên nghiệp tôi đề ra. Tôi đại diện nước Mỹ và xứng đáng được tôn trọng vì những cống hiến cho nước Mỹ". Cho dù còn phải chịu nhiều nghi ngờ vô cớ từ dư luận nhưng Rice vẫn tỏ rõ uy lực, thuyết phục người khác phải lắng nghe, chấp thuận và cảm phục năng lực lãnh đạo của một người trẻ tuổi.

Susan Rice cũng từng làm việc cho chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Kerry và Thống đốc bang Massachusetts Michael Dukakis. Bà nổi tiếng với tính cách mạnh mẽ và rất nhiệt thành ủng hộ chính sách đối ngoại của ông Obama trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc. Rice chủ trương tán thành việc Mỹ hỗ trợ các nhóm nổi dậy ở Libya chống Gadhafi, và nhiều người cho rằng chính bà đã có tác động lớn trong việc khiến các thành viên Hội đồng Bảo an thông qua một nghị quyết cho phép quốc tế hành động.

Tổng thống Obama luôn khen ngợi bà Rice làm việc hết sức mẫu mực, thể hiện sự khéo léo, tài năng, sự bền bỉ và uyển chuyển trong công việc. Theo Leslie Gelb, nhà phân tích trên tờ Daily Beast, "sự pha trộn giữa mềm dẻo và cứng rắn của bà Susan Rice rất phù hợp với ghế ngoại trưởng". Chính bà là người đã đưa ra các dự thảo nghị quyết trừng phạt và can thiệp Libya, góp phần khiến chúng được thông qua tại Liên Hiệp Quốc dù thời điểm đó, chính quyền của Tổng thống Barack Obama có vẻ miễn cưỡng hành động và bản thân ông Obama từng tuyên bố đây không phải là vấn đề lợi ích an ninh quốc gia cốt lõi của nước Mỹ.

Rice tiếp quản vị trí thuộc Ban chính sách đối ngoại của Học viện Brookings - một tổ chức phi lợi nhuận đóng trụ sở tại Washington D.C năm 2002. Bà tiến hành những cuộc điều tra độc lập, từ đó đề xuất những sáng kiến cho chính phủ về mảng đối ngoại của Mỹ. Rice nắm rõ tình hình của từng bang và những đe dọa an ninh quốc gia, hiểu cách thức hoạt động của khủng bố và các nhóm cực đoan. Bà được ông Barack Obama mời về làm cố vấn cấp cao trong chiến dịch tranh cử năm 2008 và sau đó trở thành Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc.

Sự nghiệp chính trị của Susan Rice khiến nhiều người liên tưởng tới Condoleezza Rice, Ngoại trưởng Mỹ dưới thời Tổng thống Bush. Hai nữ chính trị gia gốc Phi là những chuyên gia đối ngoại hàng đầu, từng một thời tỏa sáng ở đại học với những tấm bằng xuất sắc cùng thành tích hoạt động đáng khâm phục. Tuy nhiên, hai bà Rice lại không hề có liên quan gia đình với nhau. Sự nhầm lẫn thú vị này thường xuyên xảy ra đến mức nghị sĩ đảng Dân chủ truyền tai nhau câu nói vui rằng: "Bậc tiền bối có bà Rice của họ, hậu bối chúng ta cũng có bà Rice của riêng chúng ta".

>>Xem tiếp: Những thách thức chờ đón bà Rice

TheoANTG


tai game dien thoai conggameviet

http://conggameviet.com/wp-content/themes/gamelords/images/conggameviet.jpg

 

my pham the face shop shoptainha

 

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

 

 

Nguồn: vnexpress.net

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Khai mạc Diễn đàn những người tốt nghiệp đại học ở Liên Xô cũ và Nga

Sáng 28-11, tại Mát-xcơ-va đã diễn ra lễ khai mạc Diễn đàn toàn thế giới lần thứ ba những người từng tốt nghiệp đại học ở Liên Xô cũ và Nga (INKORVUZ). Tới dự lễ khai mạc Diễn đàn có Phó thủ tướng Nga Ôn-ga Gô -lô-đét (Olga Golodets), Bộ trưởng Giáo dục-Khoa học Đmi-tơ-ri Li-va-nốp (Dmitry Livanov), hiệu trưởng nhiều trường đại học và cao đẳng Nga cùng hơn 800 đại biểu từ 170 nước trên thế giới. Đoàn Việt Nam do ông Trần Đình Long, Phó chủ tịch Diễn đàn INKORVUZ, Chủ tịch Hiệp hội những sinh viên Việt Nam tốt nghiệp các trường đại học Liên Xô cũ và Nga (VINAKORVUZ), Phó chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội hữu nghị Việt -Nga, dẫn đầu.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Bộ trưởng Li -va-nốp cho biết, Diễn đàn đề ra mục đích tăng cường và mở rộng quan hệ của LB Nga với những nước có sinh viên từng tốt nghiệp đại học ở Liên Xô cũ và Nga mà trong số họ có nhiều nguyên thủ quốc gia, rất nhiều bộ trưởng và những nhà khoa học nổi tiếng, nâng cao vị thế của Nga cũng như nền văn hóa Nga và tiếng Nga ở nước ngoài, góp phần tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thành công chính sách kinh tế đối ngoại và chính trị đối ngoại của LB Nga.

Trong 3 ngày hoạt động (từ 28 đến 30-11), Diễn đàn sẽ có các phiên họp toàn thể và phiên họp nhóm theo những đề tài chủ yếu gồm tiếng Nga, Phổ biến văn hóa Nga, Hợp tác kinh doanh, Quan hệ -tiếp xúc giữa những người từng tốt nghiệp đại học ở Liên Xô cũ và Nga ...

TTXVN


tai game dien thoai conggameviet

my pham the face shop shoptainha

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

Nguồn: www.qdnd.vn

Việt Nam có vai trò nổi bật trong đối ngoại tài chính

(VOV) -Tuyên bố chung nêu bật vai trò của Việt Nam trong công tác đối ngoại về lĩnh vực tài chính.

Ngay sau phiên họp toàn thể Hội nghị Ổn định tài chính Đông Á, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia tổ chức họp báo công bố Kết quả hội nghị và cho biết, Hội nghị đã thông qua Tuyên bố chung, trong đó có một số đề xuất của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.

Phát biểu tại buổi họp báo, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Vũ Viết Ngoạn cho biết, đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức hội nghị ổn định tài chính khu vực Đông Á, thu hút số lượng đại biểu đông hơn dự kiến, với hơn 400 đại biểu tham dự. Hội nghị đã đánh giá bức tranh toàn diện về cải cách tài chính cũng như vấn đề cần lưu tâm thời gian tới. Đồng thời, Hội nghị đã thông qua Tuyên bố chung, trong đó có đề xuất của Việt Nam, nêu bật vai trò của Việt Nam trong công tác đối ngoại về lĩnh vực tài chính.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu khai mạc Hội nghị Ổn định tài chính
khu vực Đông Á

Trả lời câu hỏi của phóng viên về kinh nghiệm thu được từ Hội nghị này trong việc cải cách hệ thống tài chính, xử lý nợ xấu…, ông Vũ Viết Ngoạn cho biết: Từ kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, EU trong việc xử lý hậu quả khủng hoảng và nợ xấu, có thể rút ra bài học cho cải cách hệ thống tài chính tại Việt Nam. Đó là, phải tiến hành cải cải cách đồng bộ 3 lĩnh vực: quy chế an toàn tài chính; thay đổi chính sách vĩ mô, tài khóa và chính sách khác. Ngay khi thị trường bùng nổ quá nhiều nhà đầu tư gây nên nguy cơ đổ vỡ, cần phân tích, dự báo xu hướng thị trường đến mức độ nào là hợp lý, tránh tình trạng xuất hiện bong bóng trên thị trường tín dụng, bất động sản.

Ông Vũ Viết Ngoạn nói: “Chúng ta học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… Sau khủng hoảng 1990, rút ra 1 điều là Ngân hàng trung ương cần có độc lập cao hơn trong hoạch định chính sách tiền tệ, cần có cơ quan giám sát độc lập phát hiện sớm rủi ro để ngăn ngừa, nên cho ra đời cơ quan giám sát, tách khỏi Bộ Tài chính. Hàn Quốc và Trung Quốc cũng tương tự như vậy. Vấn để xử lý nợ xấu càng nhanh càng tốt, để càng lâu chi phí càng đắt”.

Liên quan đến vấn đề ngân hàng ngầm, đây là một khái niệm mới mẻ đối với Việt Nam, khi các định chế tài chính phi ngân hàng thực hiện nhưng chưa có trong quy chế ngân hàng. Nhiều định chế tài chính phi ngân hàng cung cấp dịch vụ cho vay nhưng dưới hình thức sản phẩm phát sinh, thực hiện trên thị trường phi chính thức. Tại Việt Nam, đây cũng là loại hình rủi ro chéo, ảnh hưởng lớn đến hệ thống ngân hàng. Đây là một trong 5 nội dung cơ bản cải cách tài chính toàn cầu, coi đó là loại hình rủi ro cần có chính sách xử lý sớm nhất./.


tai game dien thoai conggameviet

my pham the face shop shoptainha

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

Nguồn: vov.vn

Tổng thống Mỹ Barack Obama: Ba ngày ở Đông Nam Á

Vừa tái đắc cử được 2 tuần, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên, và "hướng" của chuyến đi là đến châu Á với tâm điểm là Đông Nam Á - khu vực đang trở thành "mặt trận" chiến lược mới trong chính sách đối ngoại nhiệm kỳ II của ông.

Ngày 18/11, Tổng thống Obama đặt chân đến Thái Lan mở đầu cho chuyến thăm Đông Nam Á 3 ngày. Ngày 19/11, ông đến Myanmar, và chiều cùng ngày đến Phnom Penh, Campuchia, để dự Hội nghị cấp cao ASEAN và thăm chính thức nước này. Sau đó, ông có cuộc hội kiến với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda vào ngày 20/11, trước khi trở về Mỹ đúng ngày lễ Tạ ơn (21/11).

Tại Thái Lan, trông bề ngoài, chuyến thăm Thái Lan của ông Obama giống như một chuyến ngoạn cảnh hơn là thăm chính thức cấp nhà nước, bởi ông tham quan nhiều thắng cảnh, danh lam, và đặc biệt là Cung điện Wat Pho - một di sản văn hóa đặc trưng của Thái Lan. Nhưng, Thái Lan là một đồng minh lâu năm của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á, và chuyến viếng thăm này được hiểu như một lời khẳng định: "Các đồng minh tiếp tục là nền tảng trong kế hoạch mới của Mỹ nhằm tăng cường hiện diện tại khu vực này" - như lời giải thích của Phó cố vấn An ninh quốc gia Ben Rhodes.

Đáng chú ý, điểm dừng chân thứ hai trong chuyến thăm này là Myanmar đánh dấu mốc lịch sử: chuyến thăm đầu tiên của một tổng thống Mỹ trong vài chục năm qua, nhất là từ khi nước này tiến hành cải cách mạnh mẽ hệ thống chính trị, với việc bầu ra Tổng thống Thein Sein và cho phép bà Aung San Suu Kyi và đảng của bà tham gia đầy đủ các hoạt động chính trị trong nước.

Myanmar đã tiếp đón ông Obama khá trọng thị, bởi lẽ nước Mỹ đang cố vươn cánh tay ra "kết thân" với Myanmar bằng cách Mỹ cử đại sứ đầu tiên đến Myanmar sau 22 năm, đồng thời nới lỏng dần các biện pháp cấm vận được áp đặt dưới thời các tướng lĩnh cầm quyền ở Myanmar nhằm tạo điều kiện cho nước này thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, chuyến thăm khu vực quan trọng bậc nhất đối với chiến lược đối ngoại của nước Mỹ lại có vẻ như bị "sượng" bởi những vấn đề nhạy cảm mà ông Obama đặt ra khi hội đàm với Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Ông đã khiến chủ nhà mất vui bằng cách "lên lớp" về công việc nội bộ của Campuchia, vì thế đã không hề có cuộc họp báo chính thức nào sau cuộc hội đàm, mà thay vào đó chỉ là cái bắt tay chụp ảnh ngắn gọn trước khi hội đàm.

Trên đường phố Phnom Penh, thái độ của người dân Campuchia cũng khá lạnh nhạt với ông Obama - "kẻ giảng đạo" - với chỉ một nhóm vài chục người dân hiếu kỳ ra xem đoàn xe hộ tống hú còi vụt qua, kể cả biển chào mừng dành cho Obama cũng khá mờ nhạt.

Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton tham quan ngôi chùa Shwedagon, một danh lam nổi tiếng ở Yangon, Myanmar.

Sự khác biệt trong cách tiếp đón ở 3 điểm dừng chân, nhất là tại Campuchia, cho thấy tham vọng của Tổng thống Obama trong việc triển khai chính sách đối ngoại mới "tâm điểm châu Á" (Asian pivot) sẽ không dễ đạt được bởi Trung Quốc hiện cũng đang muốn gia tăng ảnh hưởng trong khu vực này.

Những động thái trong vài tháng gần đây cho thấy Mỹ đã rất tích cực thúc đẩy kế hoạch "tâm điểm châu Á", bằng cách tăng cường hợp tác, hỗ trợ về quân sự cho Philippines, mở rộng hệ thống phòng thủ "lá chắn tên lửa" ở Nhật Bản, tăng cường hoạt động tập trận quân sự với Hàn Quốc, và mới đây nhất là việc Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đến Campuchia vào ngày 16/11 để cùng 10 nước ASEAN bàn bạc kế hoạch tăng cường hợp tác an ninh, trong đó Mỹ có kế hoạch tham gia 3 cuộc tập trận với các nước ASEAN vào năm 2013, đồng thời ký kết tuyên bố nâng cấp quan hệ hợp tác về an ninh với Thái Lan. Trong xu hướng hợp tác mới, ngoài vấn đề an ninh, Mỹ cũng đang muốn đẩy mạnh hợp tác về kinh tế và ngoại giao với các nước ASEAN, xem đó như là một trong những trụ cột quan trọng trong kế hoạch "tâm điểm châu Á".

Trong kế hoạch "tâm điểm châu Á", Đông Nam Á là khu vực quan trọng bậc nhất, và ở đó mối quan tâm nổi bật nhất của Mỹ là tình hình tranh chấp lãnh hải trên biển Đông. Đây đồng thời cũng là nội dung trọng tâm trong cuộc đối thoại giữa ASEAN với Trung Quốc. Lý do để Mỹ quan tâm sâu sắc đến vấn đề tranh chấp trên biển Đông là bởi vì đây là tuyến đường hàng hải quan trọng nhất, chiếm đến trên 60% lượng lưu thông hàng hải thế giới, và Mỹ xem an ninh hàng hải trên biển Đông là một phần lợi ích an ninh quốc gia. Do đó, biển Đông cũng đồng thời là "lý do" quan trọng để Mỹ triển khai chính sách "tâm điểm châu Á".

Tổng thống Obama phát biểu tại Đại học Yangon, Myanmar.

Trong vấn đề biển Đông, Mỹ ủng hộ ASEAN giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trên biển với Trung Quốc bằng giải pháp đối thoại đa phương, tiến tới xây dựng bộ "Quy tắc ứng xử" (COC) trên biển Đông nhằm bảo đảm tính ràng buộc đối với các bên liên quan, trong khi "Tuyên bố ứng xử" (DOC) đã không còn phù hợp vì không mang tính ràng buộc, và trên thực tế thời gian qua đã cho thấy DOC không thể ngăn chặn được các xung đột giữa Trung Quốc với các quốc gia có liên quan trong khu vực.

Ngoài ra, trước khi bước vào Hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc hôm 19/11, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa đã đưa ra sáng kiến thiết lập một đường dây điện thoại nóng nhằm kịp thời xử lý các tình huống "sự cố" xảy ra trên Biển Đông. ASEAN có vẻ ủng hộ sáng kiến này, và đang đề nghị Trung Quốc tham gia.

Theo giới quan sát, giới chức ngoại giao Trung Quốc đã tỏ dấu hiệu cho thấy nước này sẵn sàng cùng ASEAN xây dựng một "bộ khung" để xử lý các vấn đề liên quan đến tranh chấp trên biển Đông, nhưng đối với việc xây dựng COC thì Trung Quốc vẫn còn ngần ngại. Một quan chức ngoại giao tham gia cuộc họp ASEAN - Trung Quốc cho biết, DOC là cơ sở tạo niềm tin giữa ASEAN và Trung Quốc, do đó Bắc Kinh muốn trước tiên các bên thực thi đầy đủ DOC, rồi từng bước "thăm dò" khả năng xây dựng COC hay một công cụ pháp lý nào khác.

"Điều đáng mừng là thiện chí đang thắng thế… Các bên liên quan đã đồng ý cùng hạ nhiệt, và đó là dấu hiệu tốt lành để cùng nhau tiến tới bàn bạc nhiều vấn đề trọng tâm" - Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan phát biểu


tai game dien thoai conggameviet

my pham the face shop shoptainha

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

Nguồn: antg.cand.com.vn

Diễn đàn những người tốt nghiệp ở Liên Xô cũ và Nga

Sáng 28/11, Diễn đàn toàn thế giới lần thứ ba những người từng tốt nghiệp đại học ở Liên Xô cũ và Nga (INKORVUZ) đã khai mạc tại Mátxcơva.
Một trường đại học ở Nga. (Nguồn: cep.ru)

Tới dự lễ khai mạc Diễn đàn có Phó Thủ tướng Nga Olga Golodets, Bộ trưởng Giáo dục-Khoa học Dmitry Livanov, hiệu trưởng nhiều trường đại học và cao đẳng Nga cùng hơn 800 đại biểu từ 170 nước trên thế giới.
Đoàn Việt Nam do ông Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Diễn đàn INKORVUZ, Chủ tịch Hiệp hội những sinh viên Việt Nam tốt nghiệp các trường đại học Liên Xô cũ và Nga (VINAKORVUZ), Phó Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội hữu nghị Việt-Nga, dẫn đầu.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Bộ trưởng Livanov tuyên bố tại 170 nước trên thế giới có hơn một triệu người từng tốt nghiệp đại học ở Liên Xô cũ và Nga. Họ làm việc hiệu quả và rất nhiều người đảm đương các cương vị nhà nước cao cấp. Tại 750 trường đại học và cao đẳng Nga hiện có gần 250.000 sinh viên nước ngoài thuộc 150 nước đang theo học, trong đó có hơn 40.000 người được nhận học bổng của Nga.
Bộ trưởng Livanov cho biết Diễn đàn đề ra mục đích tăng cường và mở rộng quan hệ của Liên bang Nga với những nước có sinh viên từng tốt nghiệp đại học ở Liên Xô cũ và Nga mà trong số họ, có nhiều nguyên thủ quốc gia, rất nhiều bộ trưởng và những nhà khoa học nổi tiếng.
Diễn đàn cũng nhằm nâng cao vị thế của Nga cũng như nền văn hóa Nga và tiếng Nga ở nước ngoài, góp phần tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thành công chính sách kinh tế đối ngoại và chính trị đối ngoại của Liên bang Nga.
Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam Trần Đình Long cho biết tại diễn đàn lần này, đoàn Việt Nam sẽ nêu những đề nghị cụ thể nhằm tăng cường quan hệ hợp tác và tiếp xúc giữa những người từng tốt nghiệp đại học ở Liên Xô cũ và Nga trên thế giới và trong từng khu vực. Cụ thể, đoàn Việt Nam đề nghị thành lập Diễn đàn những người từng tốt nghiệp đại học ở Liên Xô cũ và Nga khu vực Đông Nam Á đồng thời thường xuyên tổ chức Diễn đàn cấp khu vực như từng tiến hành tại Nepal, Việt Nam và Trung Quốc.
Ông Trần Đình Long cho biết thêm Diễn đàn lần thứ ba ở Mátxcơva sẽ thông qua quyết định thành lập trụ sở của Diễn đàn tại Trường đại học hữu nghị giữa các dân tộc (RUDN) nhằm góp phần tăng cường hơn nữa tiếp xúc và quan hệ hợp tác giữa những người từng tốt nghiệp đại học ở Liên Xô cũ và Nga.
Trong 3 ngày hoạt động (28-30/11), diễn đàn sẽ có các phiên họp toàn thể và phiên họp nhóm theo những đề tài chủ yếu gồm tiếng Nga, phổ biến văn hóa Nga, hợp tác kinh doanh, quan hệ-tiếp xúc giữa những người từng tốt nghiệp đại học ở Liên Xô cũ và Nga...
Diễn đàn lần thứ nhất đã được tiến hành năm 2003 với sự tham gia của gần 500 đại biểu và diễn đàn lần thứ hai tổ chức năm 2007, quy tụ khoảng 700 đại biểu của hơn 110 nước./.
(TTXVN)

tai game dien thoai conggameviet

my pham the face shop shoptainha

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

Nguồn: www.vietnamplus.vn

Kiểm soát nợ công đến 2015 không quá 65% GDP

“Nhìn chung, các chỉ số nợ công của Việt Nam hiện nay vẫn đang ở dưới ngưỡng an toàn, tuy nhiên trong thời gian tới các chỉ số nợ có xu hướng gia tăng, điều này đặt ra thách thức lớn cho cơ quan quản lý,” ông Nguyễn Thành Đô, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) nói về vấn đề nợ công đang được dư luận quan tâm.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Internet)

- Số liệu của Bộ Tài chính đưa ra cho thấy, ước tính đến cuối 2012, nợ công bằng 55,4% GDP nhưng theo chuyên gia ở nước ngoài thì con số này cao hơn rất nhiều (khoảng 129 tỷ USD, bằng 106% GDP năm 2011). Theo ông, tại sao lại có sự chênh lệch này?

Ông Nguyễn Thành Đô:
Theo quy định của Luật quản lý nợ công, phạm vi tính nợ công của Việt Nam bao gồm nợ của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. Trên cơ sở rà soát các nguồn vốn giải ngân từ đầu năm, dự kiến các khoản sẽ giải ngân từ nay cho tới hết năm và kế hoạch trả nợ của cả năm 2012, Bộ Tài chính ước tính đến 31/12/2012 nợ công so với GDP sẽ ở mức 55,4%. Chỉ số này của năm 2011 là 54,9%.
Một số chuyên gia, tổ chức nước ngoài đưa ra chỉ số nợ công của Việt Nam có sự khác biệt với con số của Bộ Tài chính công bố. Nguyên nhân chính có thể là do phạm vi tính nợ công của họ khác với Việt Nam, hoặc cũng có thể do sự khác biệt trong việc dự báo tốc độ tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, ngay cả với IMF hay WB thì trong báo cáo đánh giá vào tháng 6/2012, họ cũng ước tính nợ công của Việt nam ở mức 48,3%GDP vào cuối 2012 và ở mức 48,2%GDP vào cuối năm 2013.
Cho tới nay Bộ Tài chính cũng không được biết tổ chức nào công bố về tình hình nợ công và dư nợ công ở Việt Nam năm 2011 cao tới mức 106% GDP cũng như căn cứ tính toán của họ.

- Những ý kiến này cũng cho rằng, nợ theo định nghĩa quốc tế, bao gồm cả nợ của doanh nghiệp Nhà nước mới phù hợp với Việt Nam vì Nhà nước làm chủ sở hữu của doanh nghiệp này nên không thể để mặc chủ nợ đòi bán tài sản thu nợ theo đúng luật phá sản. Ông đánh giá sao về vấn đề này?

Ông Nguyễn Thành Đô:
Theo tôi, những ý kiến nêu trên mang nặng quán tính bảo thủ, với định kiến về các doanh nghiệp nhà nước trước đây trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Trên thực tế, thể chế quản lý kinh tế ở Việt Nam đã thay đổi về cơ bản.
Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng hiện nay đều hoạt động dưới sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp. Nhà nước tuy là chủ sở hữu nhưng các doanh nghiệp này có quyền tự chủ. Nhà nước chỉ có quyền và nghĩa vụ trong doanh nghiệp tương ứng với phần vốn có tại doanh nghiệp đó.
Việc quy định chế độ tự chủ của doanh nghiệp Nhà nước nhằm nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của các doanh nghiệp này trong quá trình ra quyết định vay và trả nợ. Doanh nghiệp là người trực tiếp chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ phát sinh của mình. Chính phủ chỉ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ nợ trong trường hợp các doanh nghiệp được chính phủ bảo lãnh vay đang gặp khó khăn và tạm thời không có khả năng trả nợ.
Vì vậy, theo Luật quản lý nợ công, các khoản nợ tự vay tự trả của doanh nghiệp Nhà nước hiện nay không được tính vào nợ công ngoại trừ các khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh. Nguyên tắc này thể hiện quan điểm các doanh nghiệp đều được đối xử bình đẳng trong các hoạt động vay và trả nợ.
Trong trường hợp doanh nghiệp tư nhân hoặc nhà nước mất khả năng thanh toán, phải phá sản thì việc thực hiện các nghĩa vụ nợ của mọi doanh nghiệp đều phải tuân thủ theo các quy định của Luật Phá sản. Tuy nhiên, cũng giống như Chính phủ các nước khác, trong những tình huống đặc biệt, Chính phủ Việt Nam cũng có thể có những hỗ trợ cần thiết để doanh nghiệp thoát khỏi phá sản, nhằm duy trì sự ổn định chung và an ninh tài chính quốc gia.
- Thực tế là nợ nước ngoài của nước ta vẫn đang gia tăng trong khi nghĩa vụ trả nợ vẫn luôn phải thực hiện. Việc thực hiện nghĩa vụ này của Việt Nam đang được triển khai ra sao, đặc biệt trong điều kiện nguồn thu ngân sách sẽ tiếp tục eo hẹp mà chi tiêu ngân sách lại không giảm?

Ông Nguyễn Thành Đô:
Trước hết cần khẳng định rằng, nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội hiện vẫn rất lớn, trong khi nguồn tích lũy trong nước có hạn nên việc huy động nguồn vốn nước ngoài thông qua vay nợ phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển là cần thiết.
Theo nguyên tắc, đã đi vay thì sẽ phải trả nợ. Thực tế cho thấy từ trước đến nay Chính phủ Việt Nam rất nghiêm túc trong việc thực hiện các nghĩa vụ nợ với nước ngoài, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, gây mất uy tín, ảnh hưởng đến khả năng vay nợ trong tương lai. Mặt khác, do phần lớn các khoản vay nước ngoài của Chính phủ là từ nguồn ODA nên chi phí vay vốn thấp và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài hiện vẫn nằm trong phạm vi giới hạn an toàn.
Nhằm chủ động quản lý nợ công một cách an toàn đồng thời đáp ứng được nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ để phê duyệt Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030.
Trong quá trình quản lý, Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành liên quan kiểm soát vay nợ chặt chẽ thông qua các chương trình và kế hoạch đã được phê duyệt; giám sát hạn ngạch bảo lãnh, hạn ngạch vay thương mại nước ngoài trên cơ sở các chỉ tiêu an toàn nợ và các lĩnh vực được ưu tiên. Bên cạnh đó, cũng tăng cường việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay có hiệu quả để đảm bảo khả năng trả nợ.
- Theo ông, những thách thức với nghĩa vụ trả nợ của Việt Nam hiện nay là gì?
Ông Nguyễn Thành Đô:Nhìn chung, các chỉ số nợ công của Việt Nam hiện nay vẫn đang ở dưới ngưỡng an toàn, tuy nhiên trong thời gian tới các chỉ số nợ có xu hướng gia tăng. Điều này đặt ra thách thức lớn cho cơ quan quản lý, một mặt phải đảm bảo an toàn nợ, an ninh tài chính quốc gia một mặt phải đáp ứng vốn cho nhu cầu đầu tư phát triển đất nước.
Việc gia tăng nguồn vốn vay để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trong các năm tiếp theo là rất lớn. Ngoài việc tăng vay của Chính phủ, sức ép gia tăng các khoản bảo lãnh Chính phủ cũng rất lớn, làm tăng chi trả nợ trực tiếp cũng như nghĩa vụ nợ dự phòng của ngân sách nhà nước.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng nợ trên thế giới thời gian vừa qua, kinh tế trong nước và quốc tế đều gặp khó khăn, điều này ảnh hướng lớn tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Một số doanh nghiệp vay lại nguồn vốn vay của Chính phủ hoặc được Chính phủ bảo lãnh vay vốn gặp khó khăn đã không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ, Bộ Tài chính phải thực hiện ứng trả thay để đảm bảo các cam kết quốc tế hoặc thực hiện tái cơ cấu tài chính.
Thị trường vốn trong nước còn chưa phát triển nên các khoản huy động vốn trong nước thông thường có thời hạn ngắn, ví dụ như trái phiếu chính phủ thì phần lớn với thời hạn 3- 5 năm. Mặc dù tỷ trọng vay trong nước trên tổng số nợ công có xu hướng tăng nhưng số lượng vốn huy động được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có.
Với những thách thức nói trên, Quốc hội và Chính phủ đã định hướng kiểm soát mức nợ công (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) đến năm 2015 không quá 65% GDP.
Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không kể cho vay lại) so với tổng thu ngân sách Nhà nước hàng năm không quá 25% và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia hàng năm dưới 25% giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Bên cạnh đó, đảm bảo chỉ tiêu tỷ lệ dự trữ ngoại hối nhà nước so với tổng dư nợ nước ngoài ngắn hạn hàng năm trên 200%.
- Vậy cơ quan quản lý sẽ có những biện pháp gì để đối mặt những thách thức trên, thưa ông?
Ông Nguyễn Thành Đô:Về cơ chế, chính sách quản lý nợ sẽ tiếp tục từng bước đổi mới theo thông lệ tốt, đảm bảo hiệu quả, tránh tình trạng quản lý nợ công vẫn còn sự phân tán ở các Bộ, ngành khác nhau. Chính phủ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc cấp bảo lãnh.
Việc sử dụng nguồn vốn cho vay lại phải có chọn lọc, tập trung cho các công trình, dự án ưu tiên cao, tiếp tục chú trọng vào tiêu chí hiệu quả khi lựa chọn dự án cụ thể. Ngoài ra, cần tăng cường trách nhiệm trong thẩm đinh, phê duyệt dự án đầu tư, đảm bảo sử dụng vốn vay một cách hiệu quả.
Mặt khác, tăng cường cơ chế chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và doanh nghiệp, giữa ngân sách trung ương và chính quyền địa phương đối với các khoản vay nước ngoài của Chính phủ về cho vay lại. Chính phủ cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế./.
Xuân Dũng (Vietnam+)

tai game dien thoai conggameviet

my pham the face shop shoptainha

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

Nguồn: www.vietnamplus.vn

Điệp viên XôViết huyền thoại tròn 90 tuổi

Đại tá phản gián Liên Xô George Blake, điệp viên kỳ cựu từng hoạt động trong lòng Cơ quan Tình báo đối ngoại Anh (MI.6), vừa tổ chức sinh nhật lần thứ 90 tại nơi ông cư ngụ cùng gia đình ở ngoại vi thủ đô Moskva, Nga.

Chào đời ngày 11/11/1922 ở Rotterdam (Hà Lan) trong một gia đình có cha là người Ai Cập gốc Do Thái và mẹ là công dân Hà Lan, tới năm 17 tuổi chàng trai George Blake tham gia vào hàng ngũ quân du kích chống lại sự chiếm đóng của quân Đức Quốc xã, rồi bí mật sang Anh đoàn tụ với gia đình đã kịp di tản trước đó.

Năm 1948, G. Blake được MI.6 tuyển mộ, rồi gửi sang hoạt động tại Đại sứ quán Anh ở Seoul (Hàn Quốc), trước thời điểm bùng nổ cuộc chiến kéo dài 3 năm trên bán đảo này. G. Blake bị phía Bắc Triều Tiên bắt làm tù binh rồi trao trả vào cuối năm 1953. Chính trong thời gian bị giam giữ, ông đã nghiền ngẫm tư tưởng của chủ nghĩa Marx, kết hợp với sự tác động của ý thức hệ Cộng sản tiến bộ vốn tiếp thu được từ người anh họ Henri Curiel, một đảng viên Cộng sản Ai Cập.

Sau khi trở về Anh, G. Blake được MI.6 cử sang hoạt động tại địa bàn Berlin, với nhiệm vụ tuyển dụng các cán bộ Đông Âu làm điệp viên 2 mang. Với vỏ bọc này ông đã tiếp xúc thành công với tình báo Liên Xô, "quay ngoắt 180 độ" đồng ý cộng tác với Cơ quan Tình báo Xôviết, trở thành điệp viên nội gián đơn tuyến trực thuộc Ủy ban An ninh Nhà nước Liên Xô (KGB) cài cắm ở Anh.

Kể từ năm 1955, G. Blake bắt đầu cung cấp thông tin trong lĩnh vực hoạt động của mình tại MI.6 cho KGB, góp phần bắt giữ gần 400 điệp viên MI.6 nằm vùng đang hoạt động trên lãnh thổ Liên Xô và khối Đông Âu. Một trong những nguồn tin có giá trị nhất do G. Blake tiết lộ là về tuyến đường hầm bí mật do tình báo Anh và Mỹ tạo dựng bên dưới đường biên giới phân chia Berlin (Đức), với mục đích nghe trộm các cuộc điện đàm nhằm biết được sách lược của phía Hồng quân Xôviết trú đóng tại Đông Berlin.

Ngoài ra, G. Blake còn có công phát hiện sĩ quan cao cấp Pavel Popov trong Cơ quan Tình báo Quốc phòng Liên Xô (GRU), chính là gián điệp lâu năm do Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cài cắm với chiến thuật "leo cao luồn sâu".

Điệp viên huyền thoại George Blake.

Sau khi điệp viên 2 mang người Ba Lan Michael Goleniewski đào tẩu sang Mỹ vào đầu thập niên 60 thế kỷ trước, hắn đã tố giác G. Blake với tình báo phương Tây nên ông bị MI.6 triệu hồi bất thình lình từ Beirut (Liban) về nước, rồi bị bắt giữ ngay khi vừa đặt chân xuống sây bay Heathrow ở London.

Năm 1961, Tòa án binh Đặc khu London đã tuyên phạt điệp viên G. Blake tội phản quốc cùng bản án 42 năm tù giam, được coi là mức án nặng nhất trong lịch sử tư pháp Vương quốc Anh. Nhưng chỉ 5 năm sau, vào ngày 22/10/1966 G. Blake đã trốn thoát khỏi nhà tù Scrubs Wormwood, được tổ chức đưa sang Bỉ và đến Đông Đức trên một chiếc xe cắm trại cải trang. Từ đây, điệp viên huyền thoại G. Blake trở về "bến đỗ" Moskva một cách an toàn, giống như Kim Philby (1912-1988), người từng được thế giới phương Tây tôn vinh là "nhà tình báo của mọi thời".

Thời gian đầu để tránh sự truy lùng từ MI.6, G. Blake phải mang một cái tên "rặt Nga" là Georgy Ivanovich, sống ẩn dật ở vùng ngoại ô Moskva và được phong hàm trung tá KGB. Sau khi chia tay người vợ cũ khi đang thụ án ở Anh, G. Blake đã cưới cô Ida người Nga và có một con trai nay đã 40 tuổi, đang là một chuyên gia tài chính ở Moskva.

Cuối năm 1982, ông nghỉ hưu theo chế độ ưu đãi của sĩ quan phản gián với quân hàm đại tá. Đầu những năm 90, G. Blake cho xuất bản cuốn hồi ký có nhan đề "No Other Choice" (Không có sự lựa chọn nào khác) kể về thân thế sự nghiệp của mình. Tuy một nhà xuất bản London đã bỏ ra 60.000 bảng Anh mua lại tác quyền để phát hành cuốn sách tại đảo quốc sương mù, nhưng bị chính quyền dưới thời nữ Thủ tướng Margaret Thatcher cản trở. G. Blake liền khởi kiện Chính phủ Anh lên Tòa án Nhân quyền châu Âu. Năm 1999, tòa đã ra phán quyết buộc London phải bồi thường 5.000 bảng cho nguyên đơn.

Năm 2007, G. Blake xuất bản cuốn tự truyện thứ 2 với nhan đề "Transparent Wall" (Bức tường trong suốt), được đích thân Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga (SVR) Sergey Lebedev viết lời tựa, ca ngợi tác giả "vẫn đóng một vai trò tích cực trong lĩnh vực hoạt động bí mật". Đầu sách này đã nhận được giải thưởng đặc biệt của SVR. Ngoài ra, G.Blake còn trở thành nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết trinh thám ăn khách "Innocent" (Vô tội), do nhà văn Anh nổi tiếng Ian McEwan chấp bút.

Đại tá G. Blake của KGB trước đây và SVR hiện nay được tặng nhiều phần thưởng cao quý, gồm Huân chương Lênin, Huân chương Cờ Đỏ, Huân chương Chiến tranh Vệ quốc hạng Nhất, Huân chương Vì tình hữu nghị giữa các dân tộc, Huân chương Chiến sĩ dũng cảm, Huy chương Nhân viên Phản gián danh dự và Huy chương Vì sự nghiệp an ninh hạng Nhất. Ngoài ra, người điệp viên huyền thoại còn được Tổng thống Nga Vladimir Putin trao tặng Huân chương Danh dự của Tổng thống vào cuối năm 2007, phần thưởng dân sự cao nhất ở Liên bang Nga nhân dịp G. Blake 85 tuổi.

Trong buổi trả lời phỏng vấn nhật báo Rossiyskaya Gazeta mới đây, G. Blake khẳng định: "Những năm tháng tại Nga là quãng đời đẹp nhất trong tôi, bởi khi còn ở phương Tây tôi luôn sống trong cảm giác bất an...". Đồng thời ông cũng cho biết, cả 3 người con trai với bà vợ đầu, cùng 9 đứa cháu nội sẽ từ Anh sang dự lễ sinh nhật 90 tuổi của mình. Nhân dịp này SVR lần đầu tiên cho lưu hành cuốn đặc san "Sinh nhật của một huyền thoại".

Trong thông điệp chúc mừng G. Blake tròn 90 tuổi đăng trên trang web của Điện Kremlin, Tổng thống V. Putin cũng là một cựu sĩ quan KGB nhận định: "Hiện thân George Blake là bằng chứng về một điệp viên luôn giải quyết thành công các nhiệm vụ được giao". Còn kênh truyền hình Star ở Moskva đã phát một phóng sự chuyên đề về cuộc đời hoạt động của G. Blake vào tối ngày 11/11 vừa qua, như một món quà tinh thần vô giá kính tặng nhà tình báo cự phách


tai game dien thoai conggameviet

my pham the face shop shoptainha

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

Nguồn: antg.cand.com.vn

Chính sách đối ngoại của Tập Cận Bình có gì mới?

Sau kết luật của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc thứ 18, một Ủy ban Thường trực Bộ Chính trị Trung Quốc - cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản - với các gương mặt mới đã được xướng tên.

Tân Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình
Hầu hết các bình luận gần đây đều xoay quanh chuyện các lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ theo đuổi các cải cách kinh tế và chính trị đang rất cần kíp hay không và như thế nào. Một câu hỏi cũng quan trọng không kém là chiều hướng chính sách đối ngoại của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình.

Để trả lời câu hỏi trên, có thể nhắc lại đánh giá của Chu Ân Lai đối với các biến động xã hội tại Pháp năm 1968, đó là 'còn quá sớm để nói điều gì'. Các bối cảnh của các cá nhân này có quá ít dấu hiệu (nếu có) để có thể làm sáng tỏ xem liệu Trung Quốc có thông qua một cách tiếp cận quan hệ quốc tế mới trong năm hoặc mười năm nữa hay không.

Có một số lý do giải thích cho việc đánh giá chính sách đối ngoại của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình là 'quá sớm', mặc dù Tổng Bí thư Tập Cận Bình sẽ không phải là người đứng đầu nhà nước, Chủ tịch nước, cho tới Đại hội Nhân dân Toàn quốc vào tháng Ba năm 2013.

Bên cạnh đó, hiện vẫn chưa rõ ai sẽ giữ các vị trí then chốt trong hệ thống chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Khoảng trống quan trọng nhất sẽ cần được lấp là người đứng đầu nhóm lãnh đạo công tác Ngoại sự Trung ương (CFAO). Vị trí đó hiện nay đang do Đới Bỉnh Quốc nắm giữ, ông Đới đang được coi là một trong những quan chức cấp cao nhất về mặt chính sách đối ngoại, sau Tổng Bí thư.

CFAO sắp xếp các chính sách trong nội bộ đảng và nhà nước và cung cấp nghiên cứu và gợi ý về mặt chính sách đối ngoại cho các lãnh đạo cấp cao. Các vị trí then chốt nữa được để mắt là Bộ trưởng Ngoại giao, lãnh đạo Văn phòng Các vấn đề Đài Loan và vị trí đứng đầu của Cơ quan Liên lạc Quốc tế của Đảng.

Sau cùng, ông Tập và Ủy ban Thường trực Bộ Chính trị có thể chưa cho thực thi các sáng kiến của riêng họ trong khoảng một hoặc hai năm đầu - cho tới chừng nào mà các vị trí then chốt được bổ khuyết, các mối quan hệ trong công việc được định hình trong nhóm các lãnh đạo mới, và quyền lực được củng cố.

Trong bối cảnh đó, các manh mối tốt nhất thể hiện chính sách đối ngoại của Trung Quốc dưới thời Tổng bí thư Tập có thể được tìm thấy trong báo cáo công việc rất dài mà Tổng bí thư mãn nhiệm Hồ Cẩm Đào đã phát biểu trong phiên khai mạc đại hội.

Với vô số các khẩu hiệu xã hội và biệt ngữ chính trị Trung Quốc chồng chất, báo cáo đã tổng kết những gì mà Đảng Cộng sản tin rằng họ đã đạt được kể từ đại hội lần trước và vạch ra các nguyên tắc để dẫn dắt công việc của đảng cho tới đại hội kế tiếp. Nhất quán với hoạt động trước đó, tân Tổng bí thư Tập Cận Bình đã giám sát việc soạn thảo nên báo cáo của năm nay.

Báo cáo này là một thông điệp hỗn hợp các vấn đề thuộc chính sách đối ngoại. Mặt khác, báo cáo nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục hối thúc các chính sách vốn dấy lên lo ngại và căng thẳng tại Đông Á. Về phần 'tiến bộ sinh thái học', ông Hồ Cẩm Đào kêu gọi Trung Quốc trở thành một 'cường quốc biển'.

Đặc biệt, ông Hồ Cẩm Đào nói rằng đảng nên 'củng cố tiềm lực khai thác các tài nguyên biển, phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường sinh thái biển, kiên quyết bảo vệ các quyền và lợi ích biển của Trung Quốc, và xây dựng Trung Quốc trở thành một cường quốc biển'.

Nói cách khác, kỳ vọng lớn hơn vào hoạt động của Trung Quốc tại vùng biển châu Á, bao gồm cả việc tăng cường khai thác cá và cả tài nguyên hóa thạch trong các vùng biển tranh chấp và sự hiện diện nhiều hơn của các cơ quan thực thi luật biển dân sự, bao gồm lực lượng Hải giám Trung Quốc, Chỉ huy Thực thi luật Ngư nghiệp và Cơ quan An toàn Biển.

Phần chính sách quốc phòng đã cho thấy rằng việc hiện đại hóa toàn diện các lực lượng vũ trang của Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục. Về phần này, báo cáo đã kêu gọi phát triển một quân đội 'tương xứng với vị thế quốc tế của Trung Quốc' để giải quyết 'các vấn đề đan xen tác động đến an ninh sống còn và phát triển cũng như các mối đe dọa truyền thống và phi truyền thống'.

Mặt khác, phần trình bày về vấn đề đối ngoại của báo cáo chứa đựng một khả năng mơ hồ về 'tư duy mới' có thể trở nên nổi bật hơn trong vài năm tới đây. Đặc biệt, báo cáo vạch ra việc Trung Quốc sẽ làm thế nào để nỗ lực 'thiết lập một dạng quan hệ mới ổn định và tốt đẹp lâu dài với các quốc gia trọng yếu khác'.

Cụm từ 'một dạng quan hệ mới' lặp lại cách nói đã từng xuất hiện lần đầu tiên trong bài phát biểu của ông Hồ Cẩm Đào trong sự kiện Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ - Trung lần thứ Tư vào tháng 5/2012. Cốt lõi của khái niệm này là sự thừa nhận tình thế tiến thoái lưỡng nan về mặt an ninh và nhu cầu tránh các xung đột đặc thù đi kèm với quá trình chuyển giao quyền lực trong nền chính trị thế giới.

Mặc dù vẫn đang trong quá trình hình thành nhưng việc đưa cụm từ mới này vào báo cáo công việc của đại hội cho thấy ưu tiên này đã được gắn kèm để phát triển. Dựa trên các biểu thị rõ ràng về cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung quốc đối với khu vực thì khía cạnh này rất đáng lưu tâm và khuyến khích.

Cuối cùng, báo cáo đã nhấn mạnh vào sự thống trị của hầu hết các nhân tố quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc: đó là chính trị đối nội. Chỉ có 10% của báo cáo đề cập tới các vấn đề liên quan tới bên ngoài (chẳng hạn như chính sách quốc phòng, Đài Loan và chính sách đối ngoại).

Phần còn lại của báo cáo nhận mạnh các thách tức kinh tế và xã hội mà Đảng Cộng sản Trung Quốc phải đối mặt - đại để vừa khớp với thời lượng mà các lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc dành cho các vấn đề đối ngoại. Theo chiều hướng này thì chính sách đối ngoại của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình có thể vẫn duy trì theo hướng phản ứng trở lại như trước đó, và sẽ không mang tính chất tiên phong thực hiện.

Lê Thu(theo Diplomat)

tai game dien thoai conggameviet

my pham the face shop shoptainha

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

Nguồn: vietnamnet.vn

Mỹ không thừa nhận cái bản đồ trên hộ chiếu Trung Quốc

SGTT.VN - Mỹ không thừa nhận cái bản đồ Trung Quốc mới gây tranh cãi trên hộ chiếu của nước này. Bản đồ này đã vẽ một số lãnh thổ thuộc về Trung Quốc, gây ra một loạt phản đối ngoại giao trong vùng, kể cả Ấn Độ.

"Một bức hình trên hộ chiếu không làm thay đổi điều gì", bà Nuland, người phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ nói.

“Không, đây không phải là chuyện thừa nhận. Vị trí của chúng ta đối với Biển Đông như quý vị thấy, là các vấn đề cần được thương lượng giữa các bên có liên quan, Asean và Trung Quốc, và quý vị biết rằng một bức hình trên một hộ chiếu không làm thay đổi điều đó,” người phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ bà Victoria Nuland nói với các phóng viên trong phiên họp báo hàng ngày của bà.

Trả lời các câu hỏi về vấn đề này, bà Nuland cho rằng theo am hiểu của bà cần phải có một số chuẩn quốc tế cơ bản trên một tấm hộ chiếu.

“Quý vị biết rằng những bản đồ sai lạc trong hộ chiếu không phải là một phần của hộ chiếu,” bà nói.

“Nói về vấn đề hợp pháp về mặt kỹ thuật, bản đồ đó không cho thấy là hộ chiếu có hợp lệ đối với các visa của Mỹ cấp để vào nước Mỹ…,” bà nói.

“Tôi không biết chắc là chúng ta có một cơ may để thảo luận với Trung Quốc. Thẳng thắn mà nói, lần đầu tiên, vấn đề này gây chú ý cho một số người trong chúng tôi lại rơi vào cuối tuần khi mà các tấm hộ chiếu bắt đầu bị từ chối tại nhiều nước,” bà nói.

“Có lẽ từ viễn cảnh tấm hộ chiếu gây khiêu khích cho một số nước, chúng tôi sẽ có một cuộc đối thoại về chuyện đó, nhưng trong khuôn khổ vấn đề kỹ thuật của tấm hộ chiếu.”

“Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ có một cuộc đối thoại về chuyện tấm hộ chiếu đã được coi là khó khăn bởi một số nước.”

firstpost.com


tai game dien thoai conggameviet

my pham the face shop shoptainha

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

Nguồn: sgtt.vn

Mỹ tiếp tục chính sách đối ngoại hướng tới châu Á

Bộ Ngoại giao Mỹ vừa công bố bài xã luận phản ánh quan điểm chính thức về việc Mỹ tái cân bằng chính sách đối ngoại tại châu Á-Thái Bình Dương.
Tổng thống Mỹ Barack Obama tới thủ đô Bangko trong chuyến thăm Thái Lan. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Bài xã luận cho biết với việc lựa chọn châu Á-Thái Bình Dương là điểm đến của chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã tái khẳng định chính sách đối ngoại của Mỹ tại khu vực này.
Theo Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Tom Donilon, ngay từ nhiệm kỳ đầu tiên Tổng thống Obama đã xác định những quyền lợi quan trọng về an ninh quốc gia mà Mỹ cần đeo đuổi. Nhà Trắng đã tái cân bằng chính sách đối ngoại để tăng cường sự chú ý đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo lời cố vấn Donilon, cách tiếp cận của Washington dựa trên một kế hoạch đơn giản: Mỹ là một cường quốc Thái Bình Dương, có những quyền lợi không thể tách rời khỏi trật tự kinh tế, an ninh, và chính trị của châu Á; và do đó sự thành công của Mỹ trong thế kỷ 21 gắn liền với sự thành công của châu Á.
Trước chuyến công du ba nước châu Á của Tổng thống Obama, Cố vấn Donilon khẳng định chính sách tái cân bằng của Mỹ hướng đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương không phải là một chính sách ngắn hạn.
[Tổng thống Mỹ thăm Thái Lan tìm “cơ hội hoàn hảo”]
Trước đó, từ ngày 17-20/11 vừa qua, Tổng thống Obama đã có chuyến thăm ba nước Thái Lan, Myanmar, Campuchia và tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á, từ ngày 17-20/11 vừa qua.
Tại Thái Lan, Tổng thống Obama đã gửi thông điệp tới Thái Lan rằng "mối quan hệ đồng minh lịch sử kéo dài suốt sáu thập kỷ qua (giữa Mỹ và Thái Lan) sẽ tạo nền tảng cho chính sách đối ngoại của Mỹ trong khu vực." Chuyến thăm này còn là dịp để Washington củng cố hơn nữa mối quan hệ hợp tác với Bangkok, một trong những đối tác lớn của Mỹ trong khu vực.
Tiếp đó, Myanmar được coi là "chuyến thăm lịch sử" của Tổng thống Obama. Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ đương nhiệm đến Myanmar, trong bối cảnh quan hệ hai nước ấm dần lên sau khi Washington nới lỏng hầu như tất cả các lệnh trừng phạt từng áp đặt với quốc gia Đông Nam Á này trong nhiều thập kỷ qua.
Trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Obama, chính quyền Mỹ ngày 16/11 đã công bố dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu đối với hàng hóa từ Myanmar nhằm "ủng hộ và khuyến khích các nỗ lực cải cách của chính quyền Nay Pi Taw cũng như mở ra các cơ hội mới đối với giới doanh nghiệp của cả hai nước"./.
(TTXVN)

tai game dien thoai conggameviet

my pham the face shop shoptainha

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

Nguồn: www.vietnamplus.vn

Iran bàn cách đối phó triển khai tên lửa ở Thổ Nhĩ Kỳ

THX đưa tin, Hãng thông tấn chính thức IRNA dẫn lời Phó Chủ tịch Ủy ban An ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Quốc hội Iran Mohammad-Hassan Asfari ngày 26/11 cho biết vào tuần tới, ủy ban này sẽ họp để xem xét khả năng triển khai hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot. (Nguồn: www.defenselink.mil)

Theo ông Asfari, việc triển khai hệ thống này tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syri là nguồn gốc gây "căng thẳng" và có thể "làm leo thang xung đột khu vực."
Trong khi đó, Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Bulent Arinc cho biết trong ngày 27/11, một nhóm chuyên gia của NATO sẽ tới Thổ Nhĩ Kỳ để xem xét cụ thể việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot tại nước này.
[NATO cung cấp cho Ankara hệ thống tên lửa Patriot]
Trả lời báo giới sau cuộc họp nội các Thổ Nhĩ Kỳ, ông Arinc cho hay phái đoàn trên sẽ thông báo cho NATO về khả năng triển khai tên lửa Patriot và số lượng tổ hợp tên lửa được triển khai./.
(Vietnam+)

tai game dien thoai conggameviet

my pham the face shop shoptainha

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

Nguồn: www.vietnamplus.vn

Bánh kẹo tết dồi dào, giá tăng nhẹ

(PL)- Bà Ngô Thị Phương Thảo, Giám đốc đối ngoại Công ty Cổ phần Bibica, cho biết:

Tết năm nay dự kiến đưa ra thị trường 1.200 tấn bánh kẹo và chocolate các loại, tăng 15% so với năm 2011, giá bán chỉ tăng 5%, riêng dòng sản phẩm cao cấp giá bán thấp hơn hàng ngoại gần 20% nhưng chất lượng gần như tương đương. Tuy nhiên, cũng theo bà Thảo, do tác động từ kinh tế chung, sức tiêu thụ hàng tết có thể không tăng trưởng mạnh, khả năng chỉ tăng từ 5% đến 10% sản lượng trong khi mọi năm tăng 20%.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Ngọc Liên, Giám đốc đối ngoại Công ty Kinh Đô, cho biết năm nay phục vụ tết hơn 3.800 tấn bánh kẹo, tăng 20% so với năm 2011 nhưng giá không tăng. Bàn về sức mua, bà Liên cho hay mặc dù kinh tế khó khăn nhưng dịp tết thì nhu cầu biếu tặng vẫn được chú trọng, chi tiêu cao nên vẫn lạc quan về sức mua.

Một số doanh nghiệp khác cho biết lợi thế của các doanh nghiệp năm nay là người tiêu dùng sẽ quan tâm nhiều hơn đến sản phẩm trong nước do chất lượng không thua kém hàng ngoại, mẫu mã sang trọng với giá cả hợp lý.

PHƯỚC TRẦN


tai game dien thoai conggameviet

my pham the face shop shoptainha

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

Nguồn: phapluattp.vn

Nồng ấm quan hệ hợp tác, hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc

Giao lưu văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc.

Trong bối cảnh đó, Hội Hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc và Hội Hữu nghị Hàn Quốc - Việt Nam nhanh chóng thành lập ở mỗi nước. Nhờ có đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, ngay từ buổi đầu, Hội Hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc đã có chương trình hoạt động dài hạn cùng với những bước đi và biện pháp cụ thể, phù hợp tiến trình phát triển của quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai nước. Bên cạnh đó, sự phối hợp tích cực của các cơ quan hữu quan hai nước và các bộ, ngành, doanh nghiệp đã góp phần tích cực vào việc thúc đẩy hoạt động hữu nghị, hợp tác hai bên ngày càng phát triển, đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.

Tại Việt Nam, Hội Hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc phối hợp Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội tổ chức một số cuộc thi như "Tìm hiểu Hàn Quốc" , "Hàn Quốc hữu nghị và phát triển"... thu hút nhiều sinh viên, học sinh, cán bộ và nhân dân yêu mến Hàn Quốc tham gia, với hàng nghìn bài dự thi có chất lượng. Trong đó, có nhiều thể loại như kể chuyện, bút ký, phóng sự, bài viết kết hợp tranh ảnh... Hội Hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc đã phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các đoàn nghệ thuật sang trình diễn ở một số địa phương, trường đại học ở Hàn Quốc nhằm giới thiệu đất nước, con người Việt Nam trong quá khứ cũng như trong đổi mới, hội nhập, được bạn bè đón nhận với tình cảm hữu nghị, hiểu biết, tin cậy.

Thông qua hoạt động hữu nghị của hai hội và sự chủ động của Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong dịp kỷ niệm 15 năm quan hệ hợp tác và việc tổ chức "Những ngày Việt Nam ở Hàn Quốc" cùng năm đó tại Hàn Quốc, các dự án đầu tư tại nước ta của các doanh nghiệp Hàn Quốc đã tăng lên đáng kể. Hiện nay, Hàn Quốc là một trong những quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư cao nhất vào nước ta.

Từ ngày thành lập, Hội Hữu nghị Hàn Quốc - Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động hữu nghị tại hai nước và đem lại những kết quả đáng khích lệ. Trong đó, có việc thành lập Quỹ học bổng giúp trẻ em nghèo học giỏi của Việt Nam, tổ chức Cựu chiến binh Hàn Quốc ra Tuyên bố ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam, việc xuất bản sách bằng tiếng Việt, không nhằm mục đích thương mại, để giới thiệu kinh nghiệm của Hàn Quốc trở thành con rồng châu Á, như cuốn sách "Vượt trên sa mạc"... Mới đây, Hội Hữu nghị những người bạn Hàn Quốc yêu Việt Nam ở TP Bu-san, cùng một đoàn con cháu hậu duệ dòng họ Lý ở Tích Thiện (mới phát hiện ở Hàn Quốc bên cạnh dòng họ Lý ở Hoa Sơn) đã về thăm Việt Nam cùng với những hoạt động bổ ích nhằm phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nước, đánh dấu tính đa dạng của hoạt động hữu nghị trong bối cảnh mới.

Có thể vui mừng nói rằng, quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trong 20 năm qua đã thu được nhiều kết quả tích cực, bắt nguồn từ đường lối đối ngoại sống động của Đảng và Nhà nước ta, từ những nỗ lực chung của các cơ quan và tổ chức của Nhà nước, của các tổ chức chính trị, xã hội và nghề nghiệp của Việt Nam, của các tổ chức ngoại giao nhân dân... Mặt khác, quan hệ giữa hai nước phát triển nhanh chóng trong thời gian qua còn do Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật ẩm thực... Trong đó, hoạt động của Hội Hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc tạo nên dấu ấn tích cực của quan hệ hợp tác và hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc trong thời kỳ mới.


tai game dien thoai conggameviet

my pham the face shop shoptainha

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

Nguồn: www.nhandan.org.vn

Lãnh đạo Myanmar đứng đầu 100 nhà tư tưởng toàn cầu

Người đứng đầu bảng danh sách xếp hạng 100 nhà tư tưởng hàng đầu của thế giới năm nay do tạp chí Chính sách đối ngoại (FP) của Mỹ công bố không phải người Mỹ hoặc mang quốc tịch châu Âu.


Bà Aung San Suu Kyi và Tổng thống Thein Sein
Đó là hai người châu Á, đến từ một quốc gia từng được cho là chế độ khép kín nhất trên thế giới. Vinh dự này tờ FP đã dành cho Nghị sĩ Aung San Suu Kyi và Tổng thống Thein Sein của Mynamar.

Tờ FP cho rằng việc dành vinh dự này cho hai lãnh đạo Myanmar có tính chất 'đặc biệt truyền cảm' vì bà Aung San Suu Kyi là lãnh đạo phe đối lập từng phải chịu cảnh tù đày nhiều năm trời để đấu tranh cho dân chủ, còn Tổng thống Thein Sein là người đã đưa ra quyết định táo bạo: mở cửa đất nước và thực thi dân chủ.

Một điều đặc biệt nữa trong bảng xếp hạng lần này là bội đôi quyền lực nhà Clinton - cựu Tổng thống Bill Clinton và Ngoại trưởng Hillary Clinton - cùng xếp vị trí thứ Ba.

Trong bảng xếp hạng này, cựu Chủ tịch Microsoft cùng với vợ đứng vị trí thứ Năm. Tổng thống tái đắc cử của Mỹ Barack Obama chỉ đứng vị trí thứ Bảy, ngay sát nút là Nghị sĩ đảng Dân chủ Paul Ryan - ứng cử viên Phó Tổng thống của Đảng Cộng hòa.

Tạp chí này cho rằng các cá nhân trong bảng xếp hạng này và các ý tưởng của họ có thể thay đổi thế giới thực sự, một chủ đề có thể gây tiếng vang theo rất nhiều cách khách nhau. Họ có thể là những người có tầm nhìn xa trông rộng trong một kỷ nguyên số như Sebastian Thrun - người có ý tưởng về chiếc xe tự lái của Google nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông - cho tới các lãnh đạo chính trị hiếm hoi như Tổng thống Joyce Banda của Malawi - người hình dung về một châu Phi được giải phóng khỏi nạn tham nhũng độc hại.

Danh sách các nhân vật mà tạp chí FP bình chọn năm nay có rất nhiều người Mỹ, trong đó có nhiều nhà báo, cây bút của các tạp chí hàng đầu nước Mỹ và thế giới.

FP cho rằng rất nhiều người trong danh sách này không nhất thiết là để cách tân lại tế giới mà là để tiến hành các cuộc chiến về mặt trí tuệ phức tạp hơn bao giờ hết - chẳng hạn khi nghĩ tới chính sách thắt chặt chi tiêu của Nghị sĩ Paul Ryan đối chọi với tư tưởng kích thích chi tiêu của Paul Krugman. Tạp chí này cho rằng 'nếu như bạn muốn định hình nên đối thoại toàn cầu, bạn phải là một phần trong đó'.

Nếu như có một chủ đề chính cho bản danh sách các nhà tư tưởng hàng đầu thế giới năm nay, tất cả sẽ là về các mối nguy hiểm và khả năng tự do ngôn luận trong kỷ nguyên toàn cầu hóa.

Chủ tịch Đại học Columbia Lee Bollinger đã nói trong một bài diễn văn đầy sức mạnh rằng: 'Ngày nay, chúng ta đang thấy việc kiểm duyệt ở đâu đó trở thành kiểm duyệt ở khắp mọi nơi diễn ra hết sức nhanh chóng'.

Trong một kỷ nguyên mà các ý tưởng cả tốt lẫn xấu đang lan truyền khắp thế giới với tốc độ siêu nhanh, tờ tạp chí của Mỹ nói rằng họ rất 'tự hào' khi chúc mừng tư tưởng đầy can đảm của những người tham gia vào cuộc tranh cãi toàn cầu về tự do ngôn luận.

Tuy nhiên, trong bản danh sách này không có nhiều gương mặt lãnh đạo của các quốc gia như Trung Quốc, Nga, Pháp. Bản danh sách cũng không xướng tên nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn - người vừa giành giải Nobel Văn học năm 2012, mà thay vào đó là nhà văn Nhật Bản Haruki Murakami.

Lê Thu(theo FP)

tai game dien thoai conggameviet

my pham the face shop shoptainha

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

Nguồn: vietnamnet.vn

Đoàn đại biểu Đảng ta dự hội nghị toàn thể lần thứ 7 các đảng chính trị châu Á

Từ ngày 21 đến 24-11, tại Thủ đô Ba-cu, Cộng hòa A-déc-bai-gian, Đoàn đại biểu Đảng ta do đồng chí Hoàng Bình Quân, Ủy viên T.Ư Đảng, Trưởng ban Đối ngoại T.Ư, làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ bảy các đảng chính trị châu Á (ICAPP) với chủ đề "Hòa bình, an ninh và hòa giải ở châu Á".

Dự Hội nghị, có đại diện của 60 chính đảng đến từ 29 quốc gia châu Á và một số đoàn quan sát viên thuộc các đảng, các tổ chức khu vực và quốc tế. Bên lề Hội nghị đã diễn ra cuộc họp lần thứ 18 của Ủy ban Thường trực ICAPP và hai hội thảo chuyên đề "lãnh đạo chính trị trẻ" và "nữ chính trị gia". Hội nghị đã nhất trí thông qua Điều lệ ICAPP sửa đổi, quyết định mở rộng Ủy ban Thường trực lên 22 thành viên và thông qua Tuyên bố Ba-cu.

Ra đời cách đây 12 năm, ICAPP hiện tập hợp 336 chính đảng từ 54 nước với tinh thần "thống nhất trong đa dạng". Tuyên bố Ba-cu của Hội nghị khẳng định tầm quan trọng của hòa bình, an ninh đối với khu vực; hoan nghênh những kết quả tích cực của tiến trình hòa giải và dân chủ hóa tại một số nước châu Á trong thời gian qua; đồng thời bày tỏ sự lo ngại trước nguy cơ xung đột và bạo lực gia tăng tại nhiều nơi. Hội nghị ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ dựa trên luật pháp quốc tế và các nguyên tắc của Hiến chương LHQ, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực. Hội nghị cũng kêu gọi tăng cường hợp tác để giải trừ vũ khí hạt nhân, chống đói nghèo, thúc đẩy phát triển bền vững vì nhân dân. Hội nghị đề xuất sớm tổ chức hội nghị đầu tiên giữa các đảng chính trị châu Á, châu Phi và Mỹ la-tinh vào nửa cuối năm 2013.

Đoàn đại biểu Đảng ta đã tích cực tham gia tất cả các hoạt động của Hội nghị; dự cuộc họp lần thứ 18 của Ủy ban Thường trực ICAPP, lãnh đạo Đoàn tham gia Đoàn Chủ tịch hội nghị toàn thể và điều hành Hội nghị. Phát biểu của Trưởng đoàn ta đề xuất những nhận thức chung và các biện pháp để bảo đảm hòa bình và ổn định ở châu Á đã được các đoàn tham dự Hội nghị đánh giá cao và nhiệt liệt hoan nghênh. Trong khuôn khổ chuyến công tác, Đoàn đại biểu Đảng ta đã hội đàm, hội kiến với lãnh đạo Đảng A-déc-bai-gian Mới, Lãnh đạo QH và Bộ Ngoại giao A-déc-bai-gian về quan hệ giữa hai Đảng, hai nước, đồng thời tiếp xúc với các chính đảng của nhiều nước khác nhằm trao đổi các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác trong thời gian tới.

* Từ ngày 25-11 đến 1-12, đoàn đại biểu Ban Tôn giáo Chính phủ do Phó Trưởng Ban Thường trực Nguyễn Thanh Xuân dẫn đầu thăm và làm việc tại Lào. Đoàn đã có hội đàm với đoàn đại biểu Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước. Hai bên kiểm điểm kết quả hợp tác từ năm 2007 đến nay và bày tỏ vui mừng trước những thành tích đã đạt được, như tăng cường trao đổi đoàn, thúc đẩy hợp tác đào tạo, trao đổi chuyên đề tập huấn công tác tôn giáo cũng như thông tin về tình hình tôn giáo và kinh nghiệm quản lý nhà nước về tôn giáo, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước. Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường giao lưu, thúc đẩy hợp tác đào tạo, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin; chủ động phối hợp nâng cao chất lượng tổng kết nghiên cứu, đánh giá tình hình tôn giáo, dự báo kịp thời xu hướng tôn giáo, từ đó tham mưu đề xuất kiến nghị với Đảng và Chính phủ hai nước hoạch định chủ tương đường lối phù hợp với tình hình mới...


tai game dien thoai conggameviet

my pham the face shop shoptainha

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

Nguồn: www.nhandan.org.vn