Vườn nhãn cổ ở Bạc Liêu. (Nguồn: mientaydiemden)
Bạc Liêu là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, có Công tử Bạc Liêu, cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu; nơi có ba dân tộc anh em Kinh, Hoa, Khmer cùng sinh sống, gắn với nhiều lễ hội truyền thống tai game dien thoai như Lễ hội Nghing ông, đua ghe ngo, đờn ca tài tử.
Trên địa bàn còn có nhiều điểm du lịch thu hút đông đảo du khách trong và quốc tế như Đền thờ Bác Hồ, Quán âm Phật đài, Nhà thờ Tấc Sậy, vườn chim vườn nhãn Bạc Liêu… Tỉnh xác định du lịch là ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn trong tiến trình phát triển kinh tế địa phương.
Để du lịch phát triển xứng tầm với các địa phương trong khu vực, là điểm đến hấp dẫn du khách, tỉnh không ngừng cải tiến, đổi mới trong đó chú trọng việc xây dựng thương hiệu, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nhất là loại hình du lịch sinh thái, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh, vùng đất con người Bạc Liêu.
Để có được loại hình du lịch trên, tỉnh đang khẩn trương lập quy hoạch phát triển ngành du lịch đến năm phim vo thuat 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, đẩy mạnh đầu tư các khu du lịch trọng điểm, cơ sở hạ tầng, hệ thống nhà hàng khách sạn, đội ngũ hướng dẫn viên, nhân viên, cán bộ quản lý…
Bà Lê Thị Ái Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, Phó Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Bạc Liêu cho biết du lịch Bạc Liêu đang trên đường phát triển, năm sau thu hút nhiều khách hơn năm trước.
Thời gian gần đây địa phương đẩy mạnh đa dạng hóa các loại hình du lịch, hình ảnh, đất nước, con người Bạc Liêu được nhiều du khách biết đến, mở ra hướng phát triển kinh tế địa phương, tạo thêm công ăn việc làm, góp phần xóa dần khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị./.
Huỳnh Sử (TTXVN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét