Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

Vì sự phát triển bền vững của Trường Sa

QĐND - Trường Sa là mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc, luôn nhận được những tình cảm thân thương, sự quan tâm đặc biệt từ mọi miền đất nước. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đang triển khai Chương trình “Sáng tạo vì khát vọng Việt”, trong đó có nội dung hỗ trợ các công trình, sản phẩm sáng tạo vì sự phát triển bền vững của Trường Sa.

Chúng tôi đã có cuộc đối thoại với đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về vấn đề nói trên.

Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

- Xin đồng chí cho biết các hoạt động của Đoàn hướng về vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc?

- Trường Sa, Hoàng Sa là thiêng liêng trong mỗi người con đất Việt. Trong tự đáy lòng mỗi người dân yêu nước đều ý thức được trách nhiệm của mình trong bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo quê hương. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã phát động Cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới hải đảo”, đây là cuộc vận động có ý nghĩa sâu sắc, được triển khai liên tục nhằm giáo dục lòng yêu nước, ý thức về chủ quyền và khơi dậy tinh thần xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ Việt Nam, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trong đó có chủ quyền biển đảo quê hương. Cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới, hải đảo” với nhiều nội dung như Hành trình vì biển đảo quê hương; Hành trình theo chân tàu không số; Đồng hành cùng ngư dân trẻ vươn khơi; Thắp sáng nhà giàn DK1… và gần đây nhất là chương trình “Sáng tạo vì khát vọng Việt”, trong đó có nội dung hỗ trợ các công trình, sản phẩm sáng tạo vì sự phát triển bền vững của huyện đảo Trường Sa.

- Đồng chí có thể kể công trình, sản phẩm sáng tạo tiêu biểu đã góp phần cho sự phát triển bền vững Trường Sa?

- Đó là Chương trình làm xanh - sạch - đẹp Trường Sa. Đây là chương trình dùng chế phẩm vi sinh xử lý rác thải sinh hoạt, có chức năng biến rác thải sinh hoạt thành phân bón hoặc làm giảm thiếu tối đa ô nhiễm của rác đến môi trường. Chế phẩm này được Nhà giáo nhân dân, PGS Phạm Ngọc Khái, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Y Thái Bình và các nhà khoa học trẻ Trường Đại học Y Thái Bình nghiên cứu do Công ty Cổ phần đầu tư CPI đầu tư về tài chính để triển khai.

- Vậy thời điểm nào sẽ chính thức triển khai dự án này tại quần đảo Trường Sa?

- Hiện chúng tôi đã và đang triển khai thử nghiệm tại một số địa phương. Để phát huy hiệu quả tại Trường Sa, công việc này cần có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan đơn vị. Việc xử lý rác thải sinh hoạt ở nơi biển đảo thiêng liêng này càng nhanh càng tốt và chúng tôi không chờ đến thời điểm cụ thể nào cả, Trung ương Đoàn sẽ bàn bạc với Quân chủng Hải quân để có thể tiến hành được sớm nhất.

- Đồng chí có thể nói rõ hơn về ý nghĩa và thông điệp của Chương trình làm xanh - sạch - đẹp Trường Sa?

- Chúng tôi muốn qua chương trình này để tri ân sâu sắc nhất đến những thế hệ ông cha, các chiến sĩ và nhân dân đã anh dũng kiên cường chiến đấu, hy sinh xương máu để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Đó cũng là tình cảm, sự quan tâm của các tầng lớp thanh niên và người dân cả nước hướng về đồng bào, chiến sĩ đang sinh sống và làm nhiệm vụ tại vùng biển đảo quê hương. Để bảo vệ chủ quyền biển đảo không chỉ xây dựng Trường Sa vững chắc, mà miền đất thiêng liêng này cũng cần phải có một cảnh quan môi trường xanh - sạch - trong lành.

Vì đặc thù ở Trường Sa là đất chật hẹp, do đó rác ở đây không thể chôn lấp, cũng không thể tiêu hủy hoặc chở vào đất liền. Việc dùng công nghệ vi sinh để xử lý nguồn rác thải ở đây sẽ giảm tối đa về quy mô gây ô nhiễm. Ngoài ra, rác còn được tái chế làm phân bón để phục vụ cho việc trồng rau xanh, rất thiết thực với đời sống bà con và chiến sĩ trên đảo và nhà giàn DK.

Đây là hoạt động có ý nghĩa sâu sắc về mặt giáo dục thế hệ thanh thiếu niên cũng như nhân dân cả nước hướng về biển đảo và ý thức bảo vệ môi trường sống. Cách tốt nhất, thiết thực nhất để tuổi trẻ Việt Nam thể hiện lòng yêu nước chính là bằng những hoạt động, sáng tạo, bằng những đóng góp cụ thể, để có những công trình, việc làm, sản phẩm có ý nghĩa hỗ trợ đồng bào và nhân dân trên quần đảo Trường Sa, biến Trường Sa thành một quần đảo tươi đẹp.

- Xin cảm ơn đồng chí!

Dùng công nghệ vi sinh để xử lý nguồn rác thải là sản phẩm sáng tạo của nhóm các nhà khoa học trẻ Trường Đại học Y Thái Bình, đã thử nghiệm thành công tại Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định. Trong cơn bão Sơn Tinh vừa qua, chế phẩm vi sinh này đã được sử dụng để xử lý rác thải sau bão tại Thái Bình và Nam Định mang lại hiệu quả rất lớn. Theo các nghiên cứu và thực nghiệm trên quy mô lớn, để xử lý một tấn rác thải chi phí chưa đến 30 nghìn đồng.

XUÂN THÁI(thực hiện)


tai game dien thoai conggameviet

http://conggameviet.com/wp-content/themes/gamelords/images/conggameviet.jpg

 

my pham the face shop shoptainha

 

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

 

 

Nguồn: www.qdnd.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét