Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

Công nghệ nhân bản cứu động vật có nguy cơ tuyệt chủng

Trong nỗ lực cứu nguy cho những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng, các chuyên gia công nghệ sinh học đã tạo ra những phôi thai chứa đựng chất liệu tế bào của các loài động vật hữu nhũ khác nhau. Mèo rừng Iberia, hổ, chó sói Ethiopia và gấu trúc có thể được bảo tồn nhờ những "bà mẹ mang thai hộ" và nhờ đó mà cứu nguy được cho các thế hệ tương lai.

Martha Gomez - chuyên gia công nghệ sinh học 51 tuổi ở Trung tâm Audubon nghiên cứu các loài có nguy cơ tuyệt chủng ở New Orleans - là người tạo ra một con mèo chân đen Nam Phi bằng cách tiêm một tế bào sinh dưỡng từ loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng vào tế bào trứng không nhân lấy từ một con mèo nhà. Sau đó, Gomez tác động bằng dòng điện - "dòng điện 9 vôn xen kẽ trong 5 microsecond (5 phần triệu của giây), kế đến là 21 vôn trong 35 microsecond".

Tế bào trứng nhanh chóng cong lại dưới những luồng điện và những bọt bong bóng hiện ra bên trong. Sang ngày hôm sau, phôi thai nhân bản được cấy vào tử cung của con mèo nhà để nó có thể mang thai loài lạ. Gomez cho biết: "Nhân bản giữa các loài với nhau là công việc cực kỳ ấn tượng để bảo đảm sự tồn tại của các loài đặc hữu. Quyết tâm của chúng tôi là không đợi cho đến khi chúng biến mất khỏi hành tinh".

Con thú đầu tiên trên thế giới mang thai hộ cho con vật nhân bản thuộc loài khác là động vật hữu nhũ và được đặt tên là Bessie. Vào đầu năm 2001, con bò cái sinh mổ một con bê rừng Malaysia tại nước Mỹ, do Công ty Công nghệ tế bào cao cấp (ACT) nghiên cứu nhân bản. Nhưng con bê rừng chỉ sống được 48 giờ rồi chết do bệnh kiết lị. Từ đó, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành hàng chục nỗ lực nhân bản giữa các loài nhưng cuối cùng chỉ có được một số thành công giới hạn - nghĩa là những con vật nhân bản chào đời không bao lâu rồi chết!

Chuyên gia công nghệ sinh học Martha Gomez đang làm việc tại Trung tâm Audubon.

Ví dụ vào năm 2009, các chuyên gia công nghệ sinh học thử nhân bản một con dê rừng Pyrenees từ trứng con dê nhà thông thường. Lần này dê con cũng chỉ sống được đúng 7 phút sau khi chào đời! Nhiều thí nghiệm nhân bản động vật đặc hữu đều có kết cục như thế nhưng càng thất bại, các nhà khoa học càng nỗ lực hơn nữa. Ví dụ, Martha Gomez nổi tiếng sau khi nhân bản loài mèo rừng và đã thành công mỹ mãn. Cả 3 con mèo rừng châu Phi nhân bản được đặt tên là Ditteaux, Miles và Otis hiện đang được nuôi nhốt ở Trung tâm động vật Audubon.

Ngoài những con mèo rừng châu Phi, Gomez còn tạo ra các phôi thai loài mèo cát, mèo chân đen và mèo đốm. Các con vật mang thai hộ và tế bào trứng đều được cung cấp từ những con mèo nhà thông thường. Những con vật trong cơ sở nghiên cứu của Martha Gomez phải chịu đựng mổ xẻ mỗi tuần nhiều lần.

Ví dụ, Gomez và trợ lý là Michal Soosaar rạch bụng con mèo Olivia và đưa vào trong một camera tí hon để quan sát trực tiếp nội tạng con vật. Soosaar dùng kẹp giữ một trứng và sau đó nhà phẫu thuật Earl Pope dùng kim đâm vào một nang đã chín. Một chất dịch đỏ như máu chứa các tế bào trứng đã chín chảy từ trong bụng con Olivia qua ống nhựa vào một ống nghiệm.

Công đoạn kế tiếp của Gomez là trích lấy các tế bào hình tròn này ra khỏi chất dịch. Chăm chú nhìn qua kính hiển vi, Gomez lấy chất liệu di truyền ra khỏi tế bào trứng rồi lồng vào một tế bào da của mèo rừng. Ngay sau khi các tế bào hợp nhất và các phôi thai bắt đầu phát triển, nhóm nghiên cứu của Gomez cấy chúng vào trong tử cung của con mèo nhà mang thai hộ.

Báo tuyết đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Theo giải thích của Gomez, rất khó lấy được các tế bào trứng và tinh dịch từ những con mèo rừng quý hiếm, nhưng lại khá dễ có được các mẫu da của chúng. Gomez cho biết các phôi thai nhân bản theo cách này có thể được bảo tồn trong nhiều thập niên trong nitrogen lỏng và có thể kích hoạt chúng khi cần thiết.

Tuy nhiên hiện nay vẫn có nhiều nhà nghiên cứu khác tỏ vẻ hoài nghi. Ví dụ, nhà động vật học Robert DeSalle ở Viện Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Mỹ (AMNH) lập luận rằng "công nghệ này không thể giải quyết vấn đề tuyệt chủng trên quy mô lớn". Quỹ Thế giới bảo tồn đời sống hoang dã (WWF) cũng nhận xét công nghệ nhân bản của Martha Gomez chỉ là giải pháp tạm thời.

Chuyên gia WWF Sybille Klenzendorf đặt vấn đề: Các loài đặc hữu được nhân bản sẽ sống như thế nào nếu không có môi trường thích hợp. Thậm chí, bà Klenzendorf còn cho rằng, công nghệ nhân bản quá đắt tiền cho nên tốt nhất vẫn là đầu tư tiền bạc vào công tác duy trì môi trường sống của các loài đặc hữu.

Bản thân Martha Gomez cũng thừa nhận, hiện nay có nhiều vấn đề cần giải quyết song bà vẫn lạc quan và hy vọng trong tương lai bà có thể biến các tế bào cơ thể của những con mèo rừng thành các tế bào gốc đa năng dùng để tạo ra bất cứ tế bào cơ thể nào và có thể được nhân lên một cách dễ dàng.

Các nhà khoa học Nhật Bản cũng đang cố gắng nhân bản voi mammoth cổ rậm lông. Cách đây 3 năm, nhân tế bào của voi mammoth được tìm thấy tại khu vực miền Bắc Siberia đóng băng từ 15.000 năm trước.

Trong phòng thí nghiệm, nhóm nhà nghiên cứu do nhà di truyền học Akira Iritani lãnh đạo tiêm nhân tế bào của con vật thời tiền sử vào các tế bào trứng không nhân của con chuột. Thí nghiệm thất bại nhưng Iritani vẫn lạc quan cho rằng, vào một ngày nào đó sẽ có con voi mammoth nhân bản đầu tiên ra đời


tai game dien thoai conggameviet

game mobile online

http://conggameviet.com/wp-content/themes/gamelords/images/conggameviet.jpg

 

my pham the face shop shoptainha

my pham the face shop

 

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc

my pham han quoc shoptainha

 

ban de laptop

ban de laptop shoptainha

 

 

Nguồn: antg.cand.com.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét