20g30, các đại biểu có thẻ của ban tổ chức phát ra bắt đầu chen chúc vào khu làm lễ khai ấn - Ảnh: Nguyễn Khánh
Đến dự buổi lễ khai ấn có Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an - Đại tướng Trần Đại Quang và lãnh đạo các bộ và địa phương - Ảnh: Nguyễn Khánh
Bất chấp hàng rào chắn, nhiều người đến dự buổi lễ khai ấn vẫn cố gắng trèo qua hàng rào sắt - Ảnh: Nguyễn Khánh
23g30 buổi lễ khai ấn kết thúc, bên ngoài các hàng rào chắn được mở cửa tự do, người dân túa vào đền Trần cúng bái, tình trạng hỗn loạn bắt đầu diễn ra - Ảnh: Nguyễn Khánh
Hàng nghìn người chen nhau vào làm lễ tại đền Thiên Trường gây nên tình trạng hỗn loạn - Ảnh: Nguyễn Khánh
Tại bàn thờ trước cửa đền Thiên Trường, nhiều người dân làm lễ và rải tiền - Ảnh: Nguyễn Khánh
Vẻ mệt mỏi của một người đàn ông khi bị xô đẩy trước cửa đền Thiên Trường - Ảnh: Nguyễn Khánh
Nụ cười của những người may mắn được vào làm lễ tại đền Thiên Trường - Ảnh: Nguyễn Khánh
Lực lượng ăn xin bắt đầu hoạt động sau lễ khai ấn đền Trần - Ảnh: Nguyễn Khánh
Dù lượng người được đánh giá không đông bằng năm trước nhưng lực lượng bảo vệ vẫn rất chật vật trước sự kích động, mê tín bị đẩy đến cao trào.
Rã rời chờ khai ấn
Không có được tấm thẻ của ban tổ chức để đàng hoàng bước vào khu vực hành lễ, hàng vạn người dân đã đứng chật kín hai lối vào cổng đền Trần “hóng lễ” từ xa. Lớp lớp rào sắt được thiết lập, cảnh sát cơ động, công an, phim vo thuat dân phòng, bảo vệ đứng kín cả hai bên. Người cứ liên tiếp đổ về nhưng đành ứ lại, chen chúc trước hàng rào. Phía bên trong, loa của ban tổ chức vẫn không ngừng giới thiệu các vị quan chức về tham dự lễ hội, lịch sử đền Trần và thủ tục rước kiệu ấn… Không những thế, những người bán hàng hai bên đường còn tìm cách xua đuổi du khách để giành chỗ bán hàng khiến không khí càng trở nên bức xúc.
Ròng rã từ 20g đến hơn 23g, trong giá lạnh, hàng vạn người đã kiên nhẫn đứng ngồi la liệt chờ vào đền Trần hành lễ. Người địa phương cũng có, khách từ phương xa đến cũng không hiếm. Quá mệt mỏi, nhiều người dựa vào vai nhau ngủ thiếp đi. Nhưng trong tình cảnh chen chúc xô đẩy, cũng không ai được ngồi yên một chỗ. Người sau đẩy người trước, mỗi khi có tiếng xôn xao mọi người lại nhao lên ngó nghiêng. Cảnh chầu chực, chờ đợi cũng đẻ ra đủ thứ dịch vụ. Vì quá đông khách ngồi lâu, hàng quán quanh đền Trần không chỉ thu tiền trà nước, đồ ăn với giá cao mà còn thu thêm 20.000 đồng tiền… chỗ ngồi. Một chủ quán còn nói khó với khách: các bác thông cảm, cả năm có mỗi một mùa, các bác uống nước rồi đi cho em bán hàng!
Tuy nhiên sau 23g, dòng người đứng sát hàng rào sắt mất cả kiên nhẫn và bình tĩnh. Những tiếng la ó bắt đầu nổi lên. Tiếng hò dô đẩy đổ hàng rào rộ lên át cả tiếng loa của ban tổ chức. Đến khoảng 23g30, nhiều thanh niên đã trèo thẳng lên hàng rào và chạy vào trong trước. Vòng ngoài vỡ trận, các vòng trong càng được siết chặt hơn khiến nhiều người trèo lên cả cây cối trước cổng đền để tránh bị xô đẩy. Phải đến khi quan khách đã về hết thì cổng đền mới được mở cho người dân vào làm lễ.
Rơi vãi cũng là lộc
Vào hậu cung vơ vét chút lộc vãi đang dần trở thành phong trào sau khi tỉnh Nam Định không còn phát ấn vào đêm 14 tháng giêng như nhiều năm trước. Thế nên chỉ một khoảng thời gian rất ngắn, đèn, nến, hoa tươi cắm trong hậu cung bỗng nhiên bốc hơi. Phía ngoài cửa, chen giữa dòng người ken đặc là những cánh tay giữ chặt vài bông hoa cánh rụng lả tả. Gương mặt chủ quân đỏ gay, toát mồ hôi nhưng cũng không giấu được vẻ hạnh phúc.
Có lẽ cũng bởi tâm lý phải vào hậu cung xin lộc, nhiều người không quản trèo lên cả lan can phân luồng để nhảy vào đền Thiên Trường. Mặc giờ thiêng, mặc đền thiêng, ai cũng cố vớt vát chút lộc của nhà đền sau khi chứng kiến quan khách của ban tổ chức ra về với đủ lộc đền trên tay. Thậm chí những người đeo thẻ phục vụ lễ hội cũng tham gia tích cực vào công cuộc chia lộc đền ở phía hậu cung khiến khung cảnh càng trở nên bát nháo.
Với những người không chen nổi vào bên trong, họ cũng có đủ cách để xin lộc đền. Thanh niên thì trèo lên chiếc chuông đồng và rung lên cho may mắn. Nhiều người khác thì vét sạch tiền trên kiệu ấn để xin lộc. Một phụ nữ hồn nhiên nói 500 đồng hay 1.000 đồng chẳng đáng là bao nhưng đó là lộc đền nên ai cũng muốn vì năm nay nhà đền không phát ấn vào giữa đêm. Bên cạnh đó, có nhiều gia đình chuẩn bị đủ đồ lễ để mang vào đền nhưng sau một hồi chen lấn bất thành cũng đành chọn cách làm lễ vọng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét