Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Có nên quy hoạch tổng thể lễ hội?

 PN - Bộ VH-TT-DL vừa soạn xong dự thảo Quy hoạch tổng thể lễ hội toàn quốc giai đoạn 2012-2020, định hướng đến năm 2030 và trình Chính phủ xem xét. 

Hiện cả nước có 7.966 lễ hội, trong đó có 7.039 lễ hội dân gian, ngoài ra còn có các lễ hội tôn giáo, cách mạng, lễ hội nghề. Các lễ hội dân gian sau khi quy hoạch sẽ phân cấp trách nhiệm quản lý đến các tỉnh, huyện.

Dự thảo mới cũng đưa ra tiêu chí xác nhận quy mô các lễ hội để phân cấp về các cấp chính quyền, lễ hội lớn sẽ do Bộ quản lý, lớn hơn, trở thành lễ hội cấp quốc gia, sẽ do Chính phủ quản lý.

Bản dự thảo trên đang chờ một số ý kiến của bộ, ngành, cơ quan liên quan, sau đó tổ chức các hội thảo, cố gắng trong quý III năm 2013 sẽ xong. Bộ VH-TT-DL hy vọng việc phân cấp cụ thể sẽ là cái gậy quy trách nhiệm cho chính quyền các cấp, buộc họ có trách nhiệm đối với từng lễ hội do địa phương quản lý, giúp giảm đi những bất cập, tệ nạn.

Thế nhưng, có lẽ bản quy hoạch tổng thể lễ hội trên chẳng thể nào giải quyết được các vấn nạn nhức nhối hiện nay vì nó mới chỉ dừng ở việc phân loại và phân cấp quản lý các lễ hội; trong khi vấn đề quy hoạch môi trường cảnh quan để các lễ hội trở nên đẹp hơn chưa được chú ý. Quy hoạch lễ hội phải đi đôi với quy hoạch môi trường lễ hội mà lâu nay người ta chỉ chú trọng đến không gian phục vụ lễ mà bỏ qua không gian phục vụ hội.

Nếu không quy hoạch được cơ sở vật chất phục vụ lễ hội như các dịch vụ ăn uống, trông xe, nghỉ   phim vo thuat   ngơi, đi lại trong khu vực di tích… chắc chắn tình trạng nhếch nhác sẽ vẫn tiếp diễn trong các mùa hội sau.

Chưa kể, hệ quả nhãn tiền của bản quy hoạch lễ hội trên là sẽ đẩy các lễ hội tới bờ của sự biến tướng, mất bản sắc. Lễ hội dân gian vốn là của nhân dân, nhưng kể từ khi có sự quy hoạch và quản lý của các cơ quan văn hóa, tính dân gian cũng mất đi.

Rất nhiều lễ hội lớn như Hội đền Hùng, Lễ phát ấn đền Trần, Lễ hội Gióng… đều có sự tham gia quá sâu của các cơ quan quản lý văn hóa. Sự nâng cấp này dẫn đến hai hệ quả. Thứ nhất, khi các cơ quan văn hóa trực tiếp đứng ra chỉ đạo tổ chức lễ hội, người dân sẽ mất quyền tự chủ, từ đó dẫn đến việc họ xao nhãng và mất dần ý thức và trách nhiệm đối với lễ hội của làng, xã mình, lễ hội sẽ mất dần tính dân gian và tính kế thừa, phát triển khi bị đóng khung bởi những “công nghệ tổ chức” được phê duyệt.

Thứ nhì, việc tham gia của các cơ quan quản lý văn hóa và chính quyền vào việc tổ chức lễ hội đã vô tình cổ xúy cho sự mê tín của người dân. Khi các lãnh đạo, đại diện cho chính quyền, đứng ra làm chủ tế hoặc tham gia vào việc xin lộc tại các lễ hội, sẽ khiến nhiều người dân càng “tín” hơn. Nhìn lại các nước trên thế giới, rất hiếm có chuyện đại diện chính quyền đứng ra làm lễ.

Một bản quy hoạch tổng thể lễ hội toàn quốc không giải quyết được những vấn nạn hiện tại của mùa lễ hội, lại còn phát sinh các hệ quả nhãn tiền là làm biến tướng các lễ hội do các biện pháp hành chính hóa, làm mất đi tính đa dạng và đặc trưng của các lễ hội thì chẳng phải nên xem xét lại sao?

 M.I.N.H 


xem phim nu sat thu goi cam

phim alice pho Cheongdamdong online

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét