Người dân chen chân lấy ấn
Theo ghi nhận của VietNamNet, bắt đầu từ 14h chiều ngày 14 tháng Giêng (tức 23 tháng 2 dương lịch), mặc dù thời tiết mưa phùn nhưng dòng người đã đổ về đền Trần Hưng Đạo từ rất sớm để xí chỗ với hi vọng xin được ấn cầu lộc một năm may mắn.
Đền thờ Trần Hưng Đạo tại xã Hà Dương có lịch sử từ hàng trăm năm nay. Năm 1996, đền được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Đây là ngôi đền thờ Trần Hưng Đạo lớn nhất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn lưu giữ nhiều di vật, hiện vật cổ có giá trị.
Chị Nguyễn Thị Thêm (TP.Thanh Hóa) cho biết, mấy năm nay năm nào chị cũng đi xin ấn tại đền thờ Trần Hưng Đạo này. Để lấy được ấn chị phải đi từ đầu giờ chiều, chờ đến tối chen lấn nhau, xô đẩy, xí chỗ... mặc dù rất vất vả nhưng vẫn cố gắng xin được ấn mới về.
“Lúc phát ấn người dân tranh nhau không thể vào nổi bên trong. Rút kinh nghiệm mọi năm, năm nay tôi đến sớm hơn nhưng không ngờ mọi người còn đến sớm hơn cả tôi. Với lượng người đông như năm nay tôi nghĩ mình xin được ấn là rất khó”.
Năm nay, ban tổ chức khai ấn đền Trần xã Hà Dương chuẩn bị hơn 5.000 chiếc ấn thống nhất một loại phôi; chia thành hai bàn trong khu vực đền Trần để phát cho du khách từ đêm ngày 14 đến hết ngày 15.
Để việc phát ấn diễn ra uy nghiêm và an toàn, UBND huyện Hà Trung đã chỉ đạo xã Hà Dương phối hợp phim vo thuat với công an huyện tăng cường hơn 20 lực lượng đảm bảo an ninh trật tự, tổ chức nhiều bãi trông giữ xe cho nhân dân yên tâm dự lễ.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của VietNamNet đúng 0h ngày 15 tháng Giêng, trước khi công bố khai ấn từng dòng người đổ xô mua ấn trước sự ngỡ ngàng của nhiều du khách. Trong khi đó lãnh đạo xã, huyện lại chỉ nói rằng phát ấn miễn phí và để bà con tự bỏ tiền công đức?
Một số hình ảnh VietNamNet ghi nhận tại đền thờ Trần Hưng Đạo
Lễ tế nữ quan
Lễ rước ấn
Lãnh đạo huyện đóng ấn
Người dân chen lấn bỏ tiền mua ấn
Mãn nguyện khi có ấn trong tay
Lê Anh – Duy Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét