Tại buổi tọa đàm công tác bảo tồn di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám sáng 25/2, TS Đặng Kim Ngọc, nguyên Giám đốc Trung tâm văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cho biết, những năm gần đây, xã hội phát triển, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách. Tuy nhiên, học sinh, sinh viên trong các kỳ thi hoặc dịp Tết thường đến xoa đầu rùa cầu may. Việc xoa nhiều khiến đầu rùa nhẵn bóng, do vậy cần có giải pháp bảo vệ bia và rùa.
Trung tâm văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã đề xuất 2 giải pháp là sử dụng kính chịu lực đặc biệt làm vách ngăn toàn bộ hai dãy nhà bia. Khách tham quan chỉ được đứng bên ngoài vách kính, ngắm bia rùa mà không sờ, xoa vào di sản. Tuy nhiên, biện pháp này hạn chế là không hòa nhập với không gian cổ kính của di tích.
Biện pháp khác là làm lan can bằng gỗ cao khoảng một mét quây quanh nhà bia, hài hòa với cảnh quan di tích song thiếu an toàn, vẫn không ngăn được người dân tiếp cận di tích. Hiện Trung tâm phải huy động lực lượng bảo vệ, thường xuyên túc trực, giám sát ở khu vực này.
Du khách ném tiền vào bia tiến sĩ. Ảnh: Bá Đô. |
Theo PGS.TS Nguyễn Minh Tường, Viện Sử học, UNESCO công nhận Văn Miếu là di sản tư liệu thế giới là đã đánh giá cao di sản mà cha ông để lại. Việc nhiều người xoa đầu rùa, ném tiền vào tấm bia, nhất là học sinh, sinh viên, là thể hiện sự yêu quý, coi bia là vật thiêng. Do đó, cần có trách nhiệm tuyên truyền, nâng cao tinh thần và trách nhiệm bảo vệ di tích mà cha ông để lại.
Ngoài phim vo thuat ra, theo ông Tường, bảo vệ 82 tấm bia tiến sĩ bằng cách lập rào chắn, không cho sờ trực tiếp cần tiếp tục thực hiện, song cần dịch rào chắn xa hơn nữa vì hiện nay nhiều người vẫn bước vào được.
"Trăm năm bia đá thì mòn, tay người có mồ hôi sờ liên tục thì vài năm là mòn. Nhiều bia đã bị mòn chữ như tấm bia mà cụ Thân Nhân Trung viết năm 1452 đã không còn chữ nào khiến tôi không thể đọc. Tôi đọc được là do nhà sử học Ngô Cao Lãng chép lại đầu thế kỷ 19", ông Tường nói.
Ngoài ra, theo vị chuyên gia này, cần dịch những lời trích văn bia sang tiếng Anh để du khách hiểu rõ hơn về giá trị các tấm bia này. Bên cạnh đó, nên truy lập lại những người đỗ tiến sĩ song chưa được khắc bia, rồi khắc tên trên bia đá đặt tại Văn Miếu.
Theo TS Nguyễn Quốc Hùng, Phó cục trưởng Cục Di sản văn hóa, cần có biện pháp cụ thể để ngăn chặn việc du khách tác động trực tiếp vào các tấm bia đá như giẫm, chèo, ngồi lên rùa, xoa đầu rùa... Bên cạnh đó là theo dõi thường xuyên diễn biến của các tấm bia để nắm được quy luật và những bất thường có hại đến hiện vật. Cơ quan quản lý cũng cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu giá trị của khu di tích nói chung và các bia đá nói riêng.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng vào thời nhà Lý, thế kỷ XI, vừa là nơi thờ Khổng Tử, người xây nền móng cho Nho học với những nghi lễ trang trọng được tổ chức hàng năm, vừa là nơi đào tạo bồi dưỡng tri thức của nhà nước phong kiến. Với giá trị văn hóa và lịch sử đặc biệt, vào đầu tháng 3/2010, 82 tấm bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đến ngày 27/7/2011, 82 bia tiến sĩ lại được công nhận là Di sản tư liệu thế giới trên phạm vi toàn cầu. Lễ đón bằng công nhận Di sản tư liệu thế giới sẽ diễn ra vào tối 25/2. |
Đoàn Loan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét