Theo Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 thì Chủ tịch nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp tướng, đô đốc, phó đô đốc, chuẩn đô đốc hải quân; bổ nhiệm Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân. Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ. Khi cần thiết, Chủ tịch nước yêu cầu Chính phủ họp bàn về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.
Tại Kỳ họp này, hầu hết trong các phiên thảo luận về nội dung liên quan đến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, vấn đề xuyên suốt được nhiều vị đại biểu Quốc hội cho ý kiến là về vị trí của Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước về đối nội, đối ngoại thống lĩnh các lực lượng vũ trang, những quy định trong chương này về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước trong việc thống lĩnh lực lượng vũ trang, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng - An ninh, trong hoạt động đối nội, đối ngoại, trong mối quan hệ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân. Bày tỏ quan điểm về quyền của Chủ tịch nước, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn TP. HCM) cho rằng, định chế Chủ tịch nước là một trong những định chế để có thể tham gia vào việc điều tiết cân bằng và kiểm soát giữa các quyền. Ông Nghĩa đề nghị rằng, thiết chế Chủ tịch nước có một số quyền phải thể hiện được vai trò kiểm soát đó, trong đó có quyền bãi bỏ văn bản của Thủ tướng Chính phủ, thành viên Chính phủ trái với lệnh và quyết định của Chủ tịch nước.
Qua thảo luận, nhiều ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội cũng đồng tình với quan điểm của đại biểu Nghĩa về tăng thêm quyền cho Chủ tịch nước. Theo đại biểu Lê Thanh Vân (Đoàn Hải Phòng) trong quan hệ với Quốc hội, nên trao quyền bổ nhiệm thẩm phán TAND tối cao cho Chủ tịch nước. Đại biểu Trần Văn Độ (Đoàn An Giang) cũng bày tỏ quan điểm đồng tình với việc giao cho Chủ tịch nước bổ nhiệm thẩm phán TAND tối cao sau khi được Quốc hội phê chuẩn, bởi vì theo Đề án Cải cách Tư pháp, Tòa án Nhân dân tối cao sẽ chỉ có 15 thẩm phán được bổ nhiệm vô thời hạn. Theo ông Độ thì, với quy định như vậy là phù hợp với Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách Tư pháp đến năm 2020 và Đề án về Mô hình tổ chức Tòa án nhân dân được sự đồng thuận cao trong Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương cũng như Bộ Chính trị. Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Đoàn Hà Nội) khẳng định: "Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia, do vậy cần tăng quyền hạn cho Chủ tịch nước, để tăng kiểm soát quyền lực của các cơ quan”. Đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Đoàn Hà Nội) cũng khẳng định rằng, Chủ tịch nước có vai trò thống lĩnh lực lượng vũ trang nên có trách nhiệm bổ nhiệm tướng. Bày tỏ quan điểm đồng tình về tăng quyền cho Chủ tịch nước, song cũng có ý kiến của các vị đại biểu đề nghị Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cần phải làm rõ hơn, cụ thể hơn về việc tăng thẩm quyền của Chủ tịch nước trong việc thống lĩnh lực lượng vũ trang và phong tướng. Như đại biểu Phùng Đức Tiến (Đoàn Hà Nam) đề nghị cần làm rõ hơn vai trò của Chủ tịch nước trong việc thống lĩnh lực lượng vũ trang, trong việc điều hòa phối hợp công tác với các cơ quan lập pháp và hành pháp. Theo ông Tiến, quy định hiện hành chưa thể hiện rõ vai trò của Chủ tịch nước trong việc giám sát các chức danh do Chủ tịch nước giới thiệu, Quốc hội bầu và phê chuẩn. Mặc dù còn nhiều ý kiến và là lần đầu tiên trình tại Quốc hội, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp sẽ tập hợp, tổng hợp và dự kiến tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ năm (tháng 5-2013); sau đó hoàn thiện trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ sáu (tháng 10-2013).
Đại biểu Nguyễn Bắc Son (Đoàn Hà Nội), Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông: Hoàn toàn phù hợp Trong Hiến pháp năm 1946, đối với quân đội, lực lượng vũ trang, Chủ tịch nước là người đứng đầu, chỉ huy lực lượng trên phạm vi toàn quốc. Điều 49 của Hiến pháp năm 1946 ghi rõ Chủ tịch nước là tổng chỉ huy quân đội toàn quốc. Đến Hiến pháp năm 1959, 1980 điều 65, 103 cũng ghi rõ Chủ tịch nước là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng. Tuy nhiên, từ năm 1992, vị trí Chủ tịch nước không phải thực quyền, mà chỉ giữ vai trò đối nội, đối ngoại. Đôi lúc vai trò của Chủ tịch nước chưa thể hiện hết được. Do đó, Hiến pháp sửa đổi lần này trao cho Chủ tịch nước một số quyền, trong đó có quyền phong, thăng quân hàm là phù hợp. Đại biểu Bế Xuân Trường (Đoàn Bắc Kạn): Chưa đầy đủ về mặt nội hàm
|
H.Vũ - Anh Vũ
tai game dien thoai conggameviet
my pham the face shop shoptainha
phim tam ly ohayqua.com
my pham han quoc shoptainha
ban de laptop shoptainha
Nguồn: daidoanket.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét