Ngoại trưởng Hillary Clinton,
cánh tay phải đắc lực của Tổng thống Obama
Ảnh:Telegraph.co.uk
Các quan chức Nhà Trắng cho biết, trong nhiệm kỳ 4 năm tiếp theo, Tổng thống Obama được cho là sẽ mất đi những bộ trưởng quan trọng như Ngoại trưởng Hillary Clinton, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta và Bộ trưởng Tài chính Tim Geithner. Tổng thống cũng có khả năng sẽ thay đổi một số cố vấn cấp cao trong đội ngũ nhân viên của ông tại Nhà Trắng, trong khi một số cố vấn sẽ chuyển sang giữ các vị trí khác trong chính quyền. Hiện nay kế hoạch cho việc điều chỉnh thành phần Nội các đã được lên lịch.
Có thể hiểu được vì sao ông Obama cần phải nhanh chóng "thay máu” Nội các như vậy, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế-tài chính. Cho tới nay các nhà lãnh đạo của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa tại Quốc hội vẫn còn bất đồng sâu sắc về vấn đề chính sách thuế. Bên cạnh đó, Quốc hội Mỹ cũng đang đứng trước thời hạn chót vào ngày 31-12-2012 tới, đạo luật giảm thuế thu nhập 2% sẽ hết hạn. Nếu các bên không có nhượng bộ, ngân sách của Chính phủ liên bang Mỹ sẽ tự động bị cắt giảm 1.200 tỷ USD trong 10 năm, bắt đầu từ ngày 1-1-2013, trong đó gần một nửa là ngân sách quốc phòng. Một thách thức nữa đối với chính quyền của Tổng thống Obama là thuyết phục Quốc hội nâng mức trần nợ quốc gia sắp tới giới hạn 16.400 tỷ USD mà Quốc hội đã cho phép.
Mặc dù Bộ trưởng Tài chính Tim Geithner đã nỗ lực đưa ra nhiều biện pháp để phục hồi nền kinh tế, song những nỗ lực trên dường như chưa đủ. Vì vậy, nhiều khả năng Tổng thống Obama sẽ chọn một nhân vật có nhiều thành tích trong lĩnh vực thương mại để cải thiện vị trí đang bị lung lay của ông trong giới doanh nghiệp. Tuy nhiên, người mà Tổng thống Obama sẽ luyến tiếc nhất khi thay đổi Nội các lần này chính là Ngoại trưởng Hillary Clinton.
Việc thiếu một Ngoại trưởng nhiều kinh nghiệm như bà Hillary Clinton sẽ là một trở ngại đối với Tổng thống Obama khi ông đang đứng trước một loạt thách thức cần giải quyết. Bốn năm cầm quyền đầu tiên ông Obama vẫn chưa thực hiện được lời cam kết như thúc đẩy Israel và Palestine ký kết hiệp định hòa bình lâu dài; ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Iran; vai trò nổi lên của các chính đảng Hồi giáo sau cái gọi là "Mùa Xuân Arab” tại khu vực Bắc Phi… Thực thi lộ trình rút quân ra khỏi Afghanistan vào cuối năm 2014 nhưng không để quốc gia Tây Nam Á này rơi vào tình trạng sụp đổ về an ninh, qua đó lực lượng Taliban quay lại nắm quyền cũng là một vấn đề đau đầu đối với ông chủ Nhà Trắng.
Hiện nay, có hai ứng cử viên sáng giá có thể ngồi vào chiếc ghế Ngoại trưởng của bà Clinton. Đó là Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, bà Susan Rice, nhân vật gần gũi với ông Obama trong nhiều năm qua. Nếu được chọn, bà Susan Rice sẽ trở thành phụ nữ gốc Phi thứ hai giữ chức Ngoại trưởng Mỹ, sau bà Condoleezza Rice - Ngoại trưởng dưới thời Tổng thống George W. Bush. Một ứng cử viên khác có thể được chọn giữ chức vụ Ngoại trưởng Mỹ là ông John Kerry, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và từng là ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ. Tuy nhiên, nếu ông Kerry được chọn làm Ngoại trưởng, ông sẽ phải từ bỏ vị trí của mình tại Thượng viện, và điều này dẫn tới lo ngại rằng Đảng Dân chủ có thể mất một ghế quan trọng tại Thượng viện.
Dù không muốn từ bỏ những người từng "chung thuyền” với mình trong suốt quãng đường dài vừa qua, nhưng để thực hiện được cam kết với cử tri, Tổng thống Obama không còn lựa chọn nào khác là tìm kiếm người tài có khả năng tạo ra "làn gió mới” cho nền kinh tế đất nước cũng như củng cố vị trí nước Mỹ trên trường quốc tế.
Châu Giang
tai game dien thoai conggameviet
my pham the face shop shoptainha
phim tam ly ohayqua.com
my pham han quoc shoptainha
ban de laptop shoptainha
Nguồn: daidoanket.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét