Khu du lịch Tây Thiên- Vĩnh Phúc
Thế mạnh du lịch di sản
Cách Hà Nội 50km về phía Tây Bắc, tỉnh Vĩnh Phúc đã được thiên nhiên ban tặng cho những danh thắng tuyệt đẹp như Tam Đảo, Tây Thiên, Đại Lải, Đầm Vạc... Khu nghỉ mát Tam Đảo được đánh giá là một trong những danh thắng bậc nhất ở miền Bắc Việt Nam. Ngoài ra, Vĩnh Phúc còn có gần 500 di tích lịch sử và công trình văn hóa- một nguồn tài nguyên nhân văn quan trọng trong việc thu hút khách du lịch. Trong đó, có 162 di tích lịch sử đã được Nhà nước công nhận và xếp hạng, 67 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Tiêu biểu là Tháp Bình Sơn ở xã Tam Sơn, huyện Lập Thạch. Đây là công trình kiến trúc đặc sắc được xây dựng từ đời nhà Lý. Ngoài ra, còn có những di tích khác như đền Hai Bà Trưng ở huyện Mê Linh, đền thờ Trần Nguyên Hãn ở huyện Lập Thạch, đồi 79 Mùa Xuân tưởng nhớ Bác Hồ, đền thờ Tây Thiên Quốc Mẫu. Cùng với di tích núi Sáng Sơn với hang Đề Thám, thác Bay, hồ Vân Trục…Tất cả đã tạo nên một quần thể di tích thắng cảnh hấp dẫn.
Các lễ hội truyền thống cũng là sức hút các du khách đến với miền quê Vĩnh Phúc, bởi lễ hội có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử văn hóa, có tác dụng tích cực trong việc giáo dục truyền thống yêu nước và khôi phục, phát triển những nét đẹp trong văn hóa cổ truyền. Hàng năm, ở Vĩnh Phúc có nhiều lễ hội được tổ chức như lễ hội Mậu Lâm ở thị xã Vĩnh Yên với trò múa Mo nổi tiếng, hội làng Sơn Đông thuộc xã Sơn Đông, chọi trâu ở Hải Lựu, huyện Lập Thạch, hội làng Thổ Tang, hội đền Hạ Lôi thờ Hai Bà Trưng, lễ hội Tây Thiên...Vĩnh Phúc đã biết khai thác các sản phẩm nghề thủ công truyền thống và khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống để đẩy mạnh phát triển du lịch.
Ngoài ra, Vĩnh Phúc có nhiều nghề thủ công truyền thống độc đáo như nghề mộc ở Làng Bích Chu (huyện Vĩnh Tường), làng Thanh tai game dien thoai Lãng (huyện Bình Xuyên) nghề gốm gia dụng ở xã Hương Canh (huyện Bình Xuyên), nghề rèn ở Lý Nhân (Vĩnh Tường), làng thương mại Thổ Tang (huyện Vĩnh Tường), nuôi rắn ở Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Tường), nghề đục đá Hải Lựu (huyện Lập Thạch), đan lát ở Triệu Đề (huyện Lập Thạch)... Các làng nghề đều nằm gần các tuyến du lịch nên rất thuận lợi cho du khách đến thăm quan. Ngoài những nguồn tài nguyên chính kể trên, Vĩnh Phúc còn khai thác các nguồn tài nguyên văn hóa phi vật thể, bao gồm những làn điệu dân ca như hát xoan, hát chèo, hát trống quân, hát soọng cô, đặc biệt là ca trù, hát văn và hát xẩm.
Vừa qua, Vĩnh Phúc đã tổ chức thành công Tuần Văn hóa - Du lịch, nhằm hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013. Đây cũng là cơ hội để Vĩnh Phúc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của đất và người Vĩnh Phúc tới không chỉ các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, mà tới cả nước. Từ đó, tạo cơ hội kết nối với các tỉnh lân cận thuộc đồng bằng sông Hồng và cả nước với Vĩnh Phúc ngày một bền chặt, tạo ra những tour du lịch mới, hấp dẫn.
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
Trung tâm du lịch- dịch vụ trọng điểm trong tương lai
Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc - Dương Thị Tuyến cho biết, để khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh du lịch sẵn có của địa phương, tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Theo đó, đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Vĩnh Phúc sẽ trở thành một trong những trung tâm dịch vụ, du lịch của vùng và cả nước. Vĩnh Phúc sẽ chú trọng phát triển đa dạng các loại hình du lịch, mang nét đặc trưng như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với vui chơi, giải trí; du lịch văn hóa, tâm linh; du lịch, dịch vụ …
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030 cũng nêu rõ mục tiêu trước mắt khai thác tốt các tuyến, điểm du lịch nội tỉnh chủ yếu là: tuyến Vĩnh Yên - Tây Thiên - Tam Đảo; tuyến Vĩnh Yên - Phúc Yên - Đại Lải - Hương Canh; tuyến Vĩnh Yên - Lập Thạch - Sông Lô; tuyến Vĩnh Yên - Vĩnh Tường - Yên Lạc. Song song với đó, kết hợp với các tỉnh bạn mở các tuyến liên tỉnh: Hà Nội - Vĩnh Phúc - phim vo thuat Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai; Hà Nội - Vĩnh Phúc - Tuyên Quang - Thái Nguyên và Hà Nội - Vĩnh Phúc - Yên Bái - Hà Giang.
Trước đó, năm 2012, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ra Nghị quyết số 01 về phát triển du lịch (giai đoạn 2011- 2020). Trong đó, quan điểm và mục tiêu đặt ra là phát triển dịch vụ, du lịch bền vững, phù hợp với chiến lược tổng thể phát triển dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020 và của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng. Đồng thời phát triển dịch vụ, du lịch theo hướng văn minh, hiện đại, hội nhập khu vực quốc tế, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái. Phấn đấu đến năm 2020, Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm du lịch của khu vực phía Bắc, có cơ sở vật chất kỹ thuật tương xứng với các vùng du lịch trọng điểm của cả nước.
Để đạt được đích này, nhiều giải pháp đã được Vĩnh Phúc đưa ra. Trong đó việc qui hoạch các vùng dịch vụ, tuyến du lịch trọng điểm được đặc biệt coi trọng. Trước hết, là việc khai thác tốt các tuyến, điểm du lịch nội tỉnh; kết nối du lịch với các tỉnh lân cận. Cùng với đó, là việc xây dựng những sản phẩm du lịch phù hợp, thích ứng với nhiều đối tượng để khách du lịch yêu quý hơn vùng đất mà họ đặt chân đến. Được biết, hiện nay Vĩnh Phúc đang tích cực xây dựng làng văn hóa trọng điểm. Sau Tuần Văn hóa- Du lịch vừa qua, Vĩnh Phúc cũng đang nỗ lực triển khai tổ chức kết nối các tour du lịch cộng đồng. Như vậy, du khách sẽ được tới thăm bà con sản xuất, thậm chí là hát giao lưu Soọng cô, hát văn, hát xẩm cùng người dân.
"Lợi thế của Vĩnh Phúc là có cả du lịch tâm linh và du lịch nghỉ dưỡng, nhiều cảnh đẹp, khí hậu ôn hòa. Khu resort Flamingo của Đại Lải gần như Mũi Né của Bình Thuận, Tam Đảo có khí hậu gần như Sapa của Lào Cai. Khu danh thắng Tây Thiên thì quả thật là một vùng núi rừng hùng vĩ. Tuy nhiên, khai thác các tiềm năng du lịch của tỉnh sao cho thực sự hiệu quả vẫn còn là một bài toán khó mà chúng tôi phải giải quyết từng phần một”. Tiến tới Vĩnh Phúc sẽ xây dựng những sản phẩm du lịch phù hợp, thích ứng với mọi đối tượng, từ đó giúp cho du khách yêu quý hơn vùng đất này chứ không chỉ đơn thuần là thưởng thức các di tích lịch sử và danh thắng thiên nhiên, bà Dương Thị Tuyến chia sẻ.
Đức Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét